Đề thi thử THPT QG môn GDCD năm 2020
Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa Lần 2
-
Câu 1:
Trong công ty Z có: ông S là Giám đốc; chị A, anh B, anh D là nhân viên; chị Q là nhân viên tập sự. Một hôm, anh D tố cáo việc anh B đe dọa chị A làm chị A đột ngột bỏ việc trốn đi biệt tích. Vì vậy, cán bộ chức năng đã đến gặp ông S để xác minh sự việc. Vì cho rằng anh D cố tình hạ thấp uy tín của mình, ông S đã ký quyết định sa thải anh và phân công chị Q tạm thời đảm nhận phần việc của anh D. Những ai dưới đây vi phạm quyền bình đẳng trong lao động?
A. Ông S, chị Q.
B. Ông S, chị A, chị Q.
C. Ông S, chị A.
D. Chị A, ông S, anh B.
-
Câu 2:
Trong thời gian dịch Covid19, anh A là chủ một cửa hàng thiết bị y tế đã nhờ chị N – chủ một đại lí thuốc tân dược, bán giúp một lô khẩu trang y tế không rõ nguồn gốc. Vì bị thanh tra liên ngành phát hiện và tịch thu toàn bộ lô khẩu trang y tế trên nên chị N không thanh toán tiền cho anh A và còn khai báo anh A là chủ nhân của lô khẩu trang y tế đó khiến anh A vừa bị mất tiền vừa bị cán bộ chức năng là ông B xử phạt. Biết được sự việc này, chị G đã viết một bài báo chi tiết rồi chia sẻ lên facebook và zalo. Những ai dưới đây không tuân thủ pháp luật?
A. Anh A, chị N, chị G.
B. Anh A, chị G, ông B.
C. Anh A, chị G.
D. Anh A, chị N.
-
Câu 3:
L là con gái rượu của ông H, đang học lớp 12. Khi biết tin L yêu K – một thanh niên hư hỏng, xăm trổ đầy người, ông H rất sốc. Ông vừa tìm cách ngăn cản con gái tiếp xúc với K, vừa cố tình lăng mạ, làm nhục K trước nhiều người. K rất tức giận. Trong một lần ông H về quê thăm bố mẹ, K lẻn vào nhà lấy trộm xe máy của ông H, mang bán được 7 triệu đồng, rồi dùng số tiền đó ăn chơi. Trong tình huống trên, những ai đã vi phạm pháp luật?
A. Ông H, em L.
B. Ông H, thanh niên K, em L.
C. Thanh niên K, em L.
D. Ông H, thanh niên K.
-
Câu 4:
Ông H thuê anh K tìm gặp và yêu cầu anh T gỡ bỏ bài viết trên facebook với nội dung bịa đặt việc mình có một đứa con trai riêng. Do anh T không đồng ý và còn lớn tiếng xúc phạm, chửi bới nên anh K đánh anh T gãy xương bã vai. Quá tức giận, anh V là em trai của anh T đến nhà ông H chửi bới. Hai bên lời qua tiếng lại và anh V đánh ông H bị thương phải nhập viện. Những ai dưới đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe?
A. Ông H, anh K, anh T.
B. Ông H, anh T, anh V.
C. Anh K, anh T.
D. Anh K, anh V.
-
Câu 5:
E chở A vượt đèn đỏ, va quệt U đang dừng đèn đỏ đúng quy định, làm U ngã ra đường và bị trặc khớp gối. E và A đã vi phạm quyền
A. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
C. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
D. bất khả xâm phạm về chổ ở của công dân.
-
Câu 6:
K ký giao kết hợp đồng lao động với công ty Z. Vậy K và công ty Z cần tuân theo nguyên tắc nào sau đây?
A. Tự giác, trách nhiệm, công bằng.
B. Công bằng, dân chủ, tiến bộ.
C. Tự do, tự nguyện, bình đẳng.
D. Tự do, bình đẳng, tích cực.
-
Câu 7:
Anh D cấm vợ là chị S đi học cao học. Anh D vi phạm bình đẳng trong quan hệ
A. nhân thân.
B. tài sản.
C. việc làm.
D. gia đình.
-
Câu 8:
Trong tháng 5 năm 2020, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện X đã trực tiếp giải quyết hai đơn khiếu nại của người dân trong huyện. Trong trường hợp này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện X đã
A. sử dụng pháp luật.
B. thi hành pháp luật.
C. tuân thủ pháp luật.
D. áp dụng pháp luật.
-
Câu 9:
Ông A không chở hàng đến giao cho chị T theo hợp đồng. Vậy ông A vi phạm
A. kỉ luật.
B. dân sự.
C. hành chính.
D. hình sự.
-
Câu 10:
Trường hợp nào sau đây là vi phạm hình sự?
A. K, L, C (cùng 19 tuổi) đèo nhau trên một xe máy.
B. V đánh H gây thương tích 13%.
C. G là công chức thường xuyên đi làm muộn.
D. Q điều khiển xe máy ngược chiều trong đường một chiều.
-
Câu 11:
Trường hợp nào sau đây không được bầu cử?
A. Người đang nằm viện.
B. Người không biết chữ.
C. Người không có hộ khẩu tại nơi bầu cử.
D. Người đang bị tam giam hình sự.
-
Câu 12:
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về quyền khiếu nại của công dân?
A. Cá nhân có quyền khiếu nại.
B. Tổ chức chính trị xã hội có quyền khiếu nại.
C. Người tàn tật không có quyền khiếu nại.
D. Người bị xử phạt hành chính có quyền khiếu nại.
-
Câu 13:
Tác phẩm văn học do công dân tạo ra được pháp luật bảo hộ thuộc quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền tác giả.
B. Quyền sở hữu công nghiệp.
C. Quyền phát minh sáng chế.
D. Quyền được phát triển.
-
Câu 14:
Hoạt động nào sau đây vi phạm quyền tự do ngôn luận?
A. Phát biểu ý kiến nhằm xây dựng cơ quan, trường học, địa phương mình.
B. Viết bài gửi đăng báo bày tỏ quan điểm của mình để ủng hộ cái đúng, phê phán cái sai.
C. Kiến nghị với Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân trong các dịp Đại biểu tiếp xúc cử tri.
D. Viết bài trên mạng Internet với nội xuyên tạc về chính sách của Đảng, Nhà nước.
-
Câu 15:
Đối với thư tín, điện thoại, điện tín của con thì cha mẹ
A. có quyền mở, đọc.
B. không có quyền mở, đọc.
C. nên mở, đọc.
D. không nên mở, đọc.
-
Câu 16:
Ý nào sau đây không thể hiện quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong lao động?
A. Nam và nữ bình đẳng về tuyển dụng, nâng bậc lương và trả công lao động.
B. Người sử dụng lao động ưu tiên nhận nữ vào làm việc khi cả nam và nữ đều đủ tiêu chuẩn.
C. Hết thời hạn nghỉ thai sản, khi trở lại làm việc, lao động nữ vẫn được bảo đảm chỗ làm việc.
D. Lao động nam khỏe hơn nên được trả lương cao hơn lao động nữ ở cùng một việc làm.
-
Câu 17:
Ai có quyền được bóc, mở, thu giữ, tiêu hủy thư, điện tín của người khác?
A. Mọi công dân trong xã hội từ 18 tuổi trở lên.
B. Cán bộ công chức nhà nước.
C. Người làm nhiệm vụ chuyển thư tín, điện tín.
D. Người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
-
Câu 18:
Trong mọi trường hợp, không ai được tự ý vào chổ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý là nội dung của quyền
A. bất khả xâm phạm đến nhân phẩm, danh dự.
B. bất khả xâm phạm về chổ ở của công dân.
C. được pháp luật bảo hộ về tính mạng.
D. được pháp luật bảo hộ về sức khỏe.
-
Câu 19:
Đặt điều nói xấu, vu cáo người khác là vi phạm quyền
A. tự do ngôn luận.
B. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
C. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
D. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
-
Câu 20:
Quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ được thể hiện ở
A. người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do lao động nữ nghỉ sinh con.
B. người sử dụng lao động có quyền sa thải lao động nữ vì lý do mang thai.
C. lao động nam được ưu tiên về độ tuổi, tiêu chuẩn khi tuyển dụng.
D. người sử dụng lao động không được sa thải đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với nữ vì lý do nghỉ thai sản.
-
Câu 21:
Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng là biểu hiện của bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Kinh doanh.
B. Quan hệ thị trường.
C. Tìm kiếm khách hàng.
D. Quản lý kinh doanh.
-
Câu 22:
Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình trên cơ sở nguyên tắc dân chủ, công bằng và tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử trong các mối quan hệ ở phạm vi gia đình và xã hội là bình đẳng trong
A. hôn nhân.
B. tình yêu và hôn nhân.
C. gia đình.
D. hôn nhân và gia đình.
-
Câu 23:
Công dân dù làm ngành nghề gì, có địa vị xã hội nào, khi vi phạm pháp luật đều bị xử lí theo qui định của pháp luật là công dân bình đẳng về
A. quyền và nghĩa vụ.
B. trách nhiệm pháp lí.
C. kinh tế.
D. chính trị.
-
Câu 24:
Người có độ tuổi nào dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc đặc biệt nghiêm trọng?
A. Đủ 12 – dưới 14.
B. Đủ 14 – dưới 16.
C. Đủ 16 – dưới 18.
D. Đủ 14 – dưới 18.
-
Câu 25:
Hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là
A. xâm phạm pháp luật.
B. trái pháp luật.
C. vi phạm pháp luật.
D. tuân thủ pháp luật.
-
Câu 26:
Tổ chức, cá nhân không làm những việc bị cấm là
A. sử dụng pháp luật.
B. thi hành pháp luật.
C. tuân thủ pháp luật.
D. áp dụng pháp luật.
-
Câu 27:
Để thoả thuận với nhau về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động, người lao động và người sử dụng lao động cần xác lập một loại văn bản nào dưới đây?
A. Hợp đồng làm việc.
B. Hợp đồng thử việc.
C. Hợp động lao động.
D. Hợp đồng thuê mướn lao động.
-
Câu 28:
Pháp luật quy định các mức thuế khác nhau đổi với các doanh nghiệp, căn cứ vào
A. uy tín của người đứng đầu doanh nghiệp.
B. ngành, nghề, lĩnh vực và địa bàn kinh doanh.
C. khả năng kinh doanh của doanh nghiệp.
D. chủ trương kinh doanh của doanh nghiệp
-
Câu 29:
Công dân nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải đăng kí nghĩa vụ quân sự?
A. Đủ 20 tuổi.
B. Đủ 18 tuổi
C. Đủ 19 tuổi.
D. Đủ 17 tuổi.
-
Câu 30:
Pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội quy định về
A. ngăn chặn và bài trừ tệ nạn xã hội.
B. bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
C. thúc đẩy phát triển dân số.
D. phòng, chống nạn thất nghiệp.
-
Câu 31:
Vì gia đình có hoàn cảnh khó khăn nên chị P không có điều kiện học tiếp ở đại học. Sau mấy năm, chị P vừa làm việc ở nhà máy vừa theo học đại học tại chức. Vậy, chị P đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân
A. Quyền lao động thường xuyên, liên tục.
B. Quyền được phát triển toàn diện
C. Quyền học tập thường xuyên, học suốt đời.
D. Quyền tự do học tập.
-
Câu 32:
Quyền sáng tạo của công dân không bao gồm nội dung nào dưới đây?
A. Tự do nghiên cứu khoa học.
B. Kiến nghị với các cơ quan, trường học
C. Đưa ra phát minh, sáng chế.
D. Sáng tác văn học, nghệ thuật.
-
Câu 33:
Quyền của công dân được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ để phát triển toàn diện là nội dung quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền được tham gia.
B. Quyền được học tập.
C. Quyền được sống còn.
D. Quyền được phát triển.
-
Câu 34:
Pháp luật nước ta khuyến khích tự do sáng tạo, phổ biển các tác phẩm văn học, nghệ thuật có lợi cho đất nước là nhằm thúc đẩy quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền sáng tạo.
B. Quyền được phát triển,
C. Quyền tinh thần.
D. Quyền văn hoá.
-
Câu 35:
Thấy một nhóm thanh niên đang tiêm chích ma tuý trong hẻm nhỏ, T và H bàn với nhau nên tố cáo với ai dưới đây cho đúng theo quy định của pháp luật?
A. Tố cáo với bất kì người lớn nào.
B. Tố cáo với bố mẹ.
C. Tố cáo với thầy/ cô giáo.
D. Tố cáo với Công an phường/xã.
-
Câu 36:
Trường Trung học phổ thông X tổ chức cho học sinh góp ý vào dự thảo Luật Giáo dục. Có nhiều ý kiến đóng góp liên quan đến quyền và nghĩa vụ của học sinh. Vậy các bạn học sinh đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền tự do ngôn luận.
B. Quyền được tham gia.
C. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
D. Quyền bày tỏ ý kiến
-
Câu 37:
Người nào dưới đây không có quyền bầu cử?
A. Người đang đi công tác xa.
B. Người đang chấp hành hình phạt tù.
C. Người đang bị kỉ luật.
D. Người đang điều trị ở bệnh viện.
-
Câu 38:
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại thuộc về những ai dưới đây?
A. Mọi cán bộ, công chức nhà nước.
B. Mọi cơ quan nhà nước.
C. Các cơ quan tư pháp.
D. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
-
Câu 39:
Ai trong những người dưới đây có quyền tố cáo
A. Mọi công dân.
B. Mọi cá nhân, tổ chức
C. Những người có thầm quyền
D. Các cơ quan nhà nước.
-
Câu 40:
Vì ghen ghét H mà Y đã tung tin xấu, bịa đặt về H với các bạn trong lớp. Nêu là bạn của H, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với quy định của pháp luật?
A. Coi như không biết nên không nói gì.
B. Nêu vấn đề này ra trước lớp để các bạn phê bình Y.
C. Mắng Y một trận cho hả giận.
D. Nói chuyện trực tiếp với Y và khuyên Y không nên làm như vậy.