Đề thi thử THPT QG môn GDCD năm 2020
Trường THPT Nguyễn Trung Thiên lần 3
-
Câu 1:
Khi cầu tăng, sản xuất mở rộng dẫn đến cung tăng là nội dung của biểu hiện nào trong quan hệ cung – cầu?
A. Giá cả ảnh hưởng đến cung cầu.
B. Cung cầu tác động lẫn nhau.
C. Cung cầu ảnh hưởng đến giá cả.
D. Thị trường chi phối cung cầu
-
Câu 2:
Trường Tiểu học C đặc cách cho em B vào lớp một vì mới 5 tuổi em B đã biết đọc, biết viết và tính nhẩm thành thạo. Phụ huynh học sinh M cùng lớp thấy vậy cho rằng trường đã thực hiện không đúng nên đã tố cáo. Phụ huynh học sinh M đã hiểu sai quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền được tham vấn.
B. Quyền sáng tạo.
C. Quyền được phát triển.
D. Quyền học tập
-
Câu 3:
Khi thực hiện quyền bình đẳng trong kinh doanh mọi công dân đều có quyền
A. tự do kinh doanh mọi mặt hàng.
B. thay đổi địa chỉ đăng ký kinh doanh.
C. mở rộng sản xuất, kinh doanh theo ý mình.
D. lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh.
-
Câu 4:
Khi nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp, ông Q được người cán bộ nhận hồ sơ giải thích rằng cá nhân không có quyền lựa chọn ngành nghề kinh doanh. Để bảo vệ quyền lợi của mình, ông Q cần căn cứ vào nội dung nào dưới đây về bình đẳng trong kinh doanh?
A. Công dân được pháp luật cho phép kinh doanh bất cứ ngành nghề nào.
B. Công dân có quyền tự do tuyệt đối về lựa chọn ngành nghề kinh doanh.
C. Công dân có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.
D. Công dân có quyền chủ động mở rộng quy mô, ngành, nghề kinh doanh.
-
Câu 5:
Công dân, tổ chức được đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại các quyết định hành chính, hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình là
A. quyền tố cáo của công dân.
B. quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
C. quyền khiếu nại của công dân.
D. quyền tự do ngôn luận của công dân
-
Câu 6:
Bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của mình và phải bị xử lý theo quy định của pháp luật là
A. bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.
B. tuân thủ pháp luật.
C. thực hiện pháp luật.
D. bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
-
Câu 7:
Bác A trồng rau sạch để bán lấy tiền rồi dùng tiền đó mua gạo. Trong trường hợp trên tiền thực hiện chức năng gì?
A. Phương tiện lưu thông.
B. Phương tiện thanh toán.
C. Thước đo giá trị.
D. Phương tiện giao dịch.
-
Câu 8:
Chị A tham gia giao thông gặp đèn đỏ thì dừng lại. Việc làm của chị A thể hiện đặc trưng nào sau đây của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính quyền lực bắt buộc chung.
C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
D. Tính quyền lực của nhà nước
-
Câu 9:
Trong cùng một điều kiện như nhau, công dân được hưởng quyền và nghĩa vụ như nhau nhưng mức độ sử dụng các quyền và nghĩa vụ đó đến đâu phụ thuộc rất nhiều vào
A. khả năng, điều kiện hoàn cảnh của mỗi người.
B. chế độ ưu tiên của nhà nước.
C. sự hỗ trợ của nhà nước.
D. khả năng thực hiện của mỗi người
-
Câu 10:
Ý kiến nào sau đây là sai khi nói về bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực kinh tế ?
A. Công dân các dân tộc đa số và thiểu số có nghĩa vụ đóng thuế kinh doanh theo quy định của pháp luật.
B. Công dân các dân tộc thiểu số được nhà nước ưu tiên bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế.
C. Công dân các dân tộc đa số và thiểu số đều có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật.
D. Chỉ có các dân tộc thiểu số mới có quyền tư do đầu tư, kinh doanh ở các địa bàn miền núi.
-
Câu 11:
Hiện nay Việt Nam đang nỗ lực thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo. Đây là nội dung của pháp luật về
A. phát triển kinh tế.
B. các lĩnh vực xã hội.
C. bảo vệ môi trường.
D. phát triển văn hóa.
-
Câu 12:
Pháp luật không quy định về những việc nào dưới đây?
A. Những việc không được làm.
B. Những việc được làm.
C. Những việc cần làm.
D. Những việc phải làm.
-
Câu 13:
Trong thời gian gần đây, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện nhiều nữ sinh đánh bạn học, làm tổn thương nghiêm trọng đến tâm sinh lý của người bị hại. Hành vi trên đã vi phạm nội dung quyền
A. được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm và danh dự của công dân.
B. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
C. được pháp luật bảo đảm an toàn về thư tín, điện thoại, điện tín.
D. tự do ngôn luận của công dân
-
Câu 14:
Quyền học không hạn chế của công dân có nghĩa là công dân có quyền
A. học ở bất cứ trường nào mà không qua thi tuyển.
B. học ở mọi bậc thông qua thi tuyển và xét tuyển
C. học ở mọi lúc, mọi nơi.
D. học bất cứ ngành nghề nào
-
Câu 15:
Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về hàng hóa
A. Mọi sản phẩm lao động đều là hàng hóa.
B. Mọi sản phẩm hữu ích đều là hàng hóa.
C. Mọi sản phẩm của lao động đều hữu ích.
D. Mọi hàng hóa đều là sản phẩm của lao động.
-
Câu 16:
Hai công ty A và B đã có ký kết mua bán mặt hàng nông sản. Tuy nhiên, trong thời gian hợp tác, công ty B đã không thực hiện theo như thỏa thuận và gây thiệt hại tài sản cho công ty A. Trong trường hợp trên, công ty B đã vi phạm pháp luật nào dưới đây?
A. Hình sự.
B. Dân sự.
C. Hành chính.
D. Lao động
-
Câu 17:
Chị H tố cáo anh B vì đã tung tin bịa đặt, xúc phạm nhân phẩm danh dự của mình trên facebook. Trong trường hợp này pháp luật là phương tiện để chị A
A. bảo vệ quyền và nghĩa vụ của mình.
B. bảo vệ lợi ích chính đáng của mình.
C. bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
D. thực hiện quyền cơ bản của công dân.
-
Câu 18:
Hành vi nào sau đây là đúng với tuân thủ pháp luật?
A. Cảnh sát giao thông xử phạt người vi phạm giao thông.
B. Chị B dừng đèn đỏ khi tham gia giao thông.
C. Người kinh doanh thực hiện nghĩa vụ đóng thuế.
D. Ông A đăng ký thành lập doanh nghiệp hàng nông sản
-
Câu 19:
Trong các hành vi dưới đây, hành vi nào thuộc hình thức áp dụng pháp luật?
A. Người tham gia giao thông không vượt qua ngã tư khi có tín hiệu đèn đỏ.
B. Công dân A gửi đơn khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền.
C. Anh A chị B đến UBND phường đăng ký kết hôn.
D. Đội quản lý thị trường xử phạt hành vi lấn chiếm vỉa hè.
-
Câu 20:
Do chậm thay đổi trong cách thức quản lý và cải tiến kỷ thuật nên công ty X bị phá sản trong khi các doanh nghiệp khác cùng lĩnh vực vẫn thu được lợi nhuận. Thực trạng này thể hiện tác động nào dưới đây của quy luật giá trị?
A. Ổn định mức độ tác động của lạm phát.
B. Phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất.
C. Triệt tiêu ảnh hưởng quan hệ cung – cầu.
D. Xóa bỏ mọi hình thức cạnh tranh.
-
Câu 21:
Anh K đi xe máy va chạm với ông Q làm ông bị ngất. Con trai ông Q là anh N đã nhờ anh T giữ anh K tại nhà và nhờ thêm anh V cùng với mình đưa bố đi bệnh viện. Hôm sau, khi chắc chắn bố mình không bị ảnh hưởng gì từ vụ tai nạn đó, anh N mới quay lại đòi anh K bồi thường một khoản tiền rồi mới cho anh K về. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Anh N, T, V.
B. Anh K, N, T.
C. Anh N và V.
D. Anh N và T.
-
Câu 22:
Cùng nhau đi học về, phát hiện anh B đang lấy ví của nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông liên hoàn nghiêm trọng, lập tức sinh viên T đưa điện thoại của anh cho sinh viên K quay video. Sau đó sinh viên T bám theo anh B tống tiền. Biết chuyện vợ anh B đã gặp và đe dọa khiến sinh viên T hoảng loạn tinh thần. Hành vi của người nào dưới đây cần bị tố cáo?
A. Vợ chồng anh B và sinh viên K.
B. Vợ chồng anh B, sinh viên K và T.
C. Vợ chồng anh B và sinh viên T.
D. Anh B, sinh viên K và T
-
Câu 23:
X, M, K và P cùng học lớp 12, nhưng gia đình của X và M nghèo nên hai bạn quyết định đi làm công nhân sau khi thi tốt nghiệp. Hai bạn K và P làm hồ sơ thi vào hai trường đại học có khả năng lấy điểm chuẩn khác nhau. K học giỏi và đều các môn nên chọn thi vào trường lấy điểm cao. P chọn thi vào trường lấy điểm chuẩn thấp để phù hợp với sức học của mình. Kết quả K và P đều trúng tuyển vào trường mình chọn. Những ai dưới đây đã thực hiện quyền học không hạn chế?
A. K và P.
B. X, M và P
C. K, P và M.
D. X và M
-
Câu 24:
Ông M giám đốc công ty S kí hợp đồng lao động dài hạn với anh T, nhưng sau một tháng anh T bị đuổi việc không rõ lí do. Quá bức xúc anh T tìm cách trả thù giám đốc M, phát hiện việc làm của chồng mình chị L đã can ngăn nhưng anh T vẫn thuê X đánh trọng thương giám đốc M. Trong trường hợp trên những ai đã vi phạm pháp luật?
A. Ông M, anh T, X và chị L.
B. Anh T và X.
C. Ông M và X.
D. Ông M, anh T và X.
-
Câu 25:
Trong quá trình thực hiện lệnh khám nhà đối với gia đình ông A, vì bị ông A chống đối và xúc phạm nên cán bộ T đã đập vỡ bình gốm gia truyền, lăng mạ và đánh ông A gãy tay. Cán bộ T không vi phạm quyền nào dưới đây cùa công dân?
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phầm.
B. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
D. Quyền bất khả xâm phạm về tài sản cá nhân
-
Câu 26:
Vợ chồng anh X gặp khó khăn nên đã vay anh T một khoản tiền lớn. Trong đợt bầu cử Hội đồng nhân dân tỉnh Y, vợ anh T đã yêu cầu vợ chồng anh X bầu cử cho chồng mình. Mặc dù thấy anh T không xứng đáng nhưng vì mang ơn nên vợ chồng anh X vẫn chấp nhận làm theo yêu cầu đó. Trong trường hợp trên, vợ anh T đã vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?
A. Trực tiếp.
B. Bình đẳng.
C. Phổ thông.
D. Bỏ phiếu kín
-
Câu 27:
Anh T vừa lĩnh 50 triệu đồng ở ngân hàng đi ra. Khi đi đến đường quốc lộ thì bị K khống chế và yêu cầu anh T đưa tiền. Anh Q và anh D đi đến, nhìn thấy sự việc liền chạy tới bắt giữ K và giải đến giao cho công an phường. Việc làm của anh Q và anh D đã thực hiện đúng quyền
A. bất khả xâm phạm về thân thể.
B. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
C. bất khả xâm phạm về chỗ ở.
D. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
-
Câu 28:
Được anh T thông tin việc anh P nhờ anh C hoàn thiện hồ sơ để đăng ký bản quyền đề tài Y, chị H đã đề nghị anh T bí mật sao chép lại toàn bộ nội dung đề tài này rồi cùng mang bán cho chị Q. Sau đó, chị Q thay đổi tên đề tài, lấy tên mình là tác giả rồi gửi tham dự cuộc thi sáng tạo khoa học kỷ thuật tỉnh X. Những ai dưới đây vi phạm quyền sáng tạo của công dân?
A. Chị H, chị Q và anh T.
B. Chị Q và anh T.
C. Chị H và chị Q.
D. Chị H, chị Q và anh P
-
Câu 29:
M và N quen nhau qua Facebook. Cả hai người đã nhiều lần hẹn nhau đi chơi. Một hôm, M giả vờ có chuyện gấp cần phải đi nên hỏi mượn xe máy của N và sau đó bán cho người khác. Trong trường hợp trên, hành vi của M phải chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây ?
A. Hành chính.
B. Hình sự.
C. Dân sự.
D. Kỉ luật.
-
Câu 30:
Theo lời khuyên của anh M, anh H đã nói với bố không nên dùng thực phẩm bẩn trong khâu chế biến thức ăn để bán cho khách hàng. Vô tình nghe được câu chuyện giữa hai bố con anh H, anh K kể lại với anh P là đối thủ của bố anh H. Anh P lập tức tung tin này lên mạng xã hội. Bố anh H biết tin đã vội vã thuê phóng viên viết và đăng bài cải chính đồng thời quảng bá chất lượng sản phẩm của mình. Những ai dưới đây đã thực hiện sai quyền tự do ngôn luận của công dân?
A. Bố con anh H, anh P, anh K và anh M.
B. Bố anh H, anh P, anh K và anh M.
C. Bố anh H, anh K, anh P và phóng viên.
D. Bố anh H, phóng viên và anh P.
-
Câu 31:
Tòa án nhân dân tỉnh P xét xử vụ án đánh bạc nghìn tỉ rất dân chủ, công khai và đảm bảo quyền, lợi ích, trách nhiệm pháp lý cho tất cả bị cáo. Tòa án nhân dân tỉnh P đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Phổ biến pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
-
Câu 32:
Doanh nghiệp B và doanh nghiệp C đều sản xuất hàng may mặc, cùng cạnh tranh về giá cả. Tuy nhiên, doanh nghiệp B chấp nhận chịu lỗ để bán giá hàng may mặc thấp hơn so với giá hàng may mặc có trên thị trường. Hành vi của doanh nghiệp B đã vi phạm đến nội dung nào sau đây thuộc quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Chủ động tìm kiếm thị trường.
B. Tự do liên doanh với các cá nhân
C. Hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.
D. Lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh.
-
Câu 33:
Do không làm chủ tốc độ khi điều khiển xe gắn máy nên anh K đã va chạm với ông L đang chở cháu bằng xe đạp điện đi ngược đường một chiều khiến hai ông cháu bị ngã. Anh X là người bán vé số gần đấy thấy anh K không xin lỗi ông X mà còn lớn tiếng quát tháo, liền lao vào đánh anh K trọng thương. Hai chị H, P đi qua liền dừng lại để can ngăn hai người nhưng không được nên đã gọi điện cho cảnh sát giao thông đến xử lý. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm hành chính?
A. Anh K và ông L.
B. Anh X, chị H và chị P.
C. Ông L và anh X.
D. Anh K và anh X.
-
Câu 34:
Vốn có tình cảm với anh M nhưng không được đáp lại, nên khi nhìn thấy ảnh của anh M chụp thân thiết với chị N, chị C rất khó chịu. Chị C đã nhờ chị T lấy ảnh của N ghép với ảnh của K rồi tung lên mạng xã hội. Anh M thấy ảnh K đang ôm bạn gái mình nên rất tức giận đã rủ thêm S và G chặn đường hành hung gây thương tích cho K. Những ai dưới đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân?
A. Chị C và chị N.
B. Anh M, S, G và chị C.
C. Chị C và chị T.
D. Anh M, S, G và anh K
-
Câu 35:
UBND xã X tổ chức lấy ý kiến của người dân về kế hoạch xây nhà sinh hoạt cộng đồng là thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội ở phạm vi cơ sở theo cơ chế nào dưới đây?
A. Dân làm.
B. Dân biết.
C. Dân bàn.
D. Dân kiểm tra.
-
Câu 36:
Trong cuộc họp bầu tổ trưởng tổ dân phố, thấy chị H lựa chọn ông K là người có muẫn với mình, chị B đã nhờ anh X chồng chị H sửa lại phiếu bầu của vợ. Nhân tiện, cụ G nhờ anh X viết hộ phiếu bầu cho ông K vì cụ không biết chữ, anh X đã gạch luôn tên ông K. Những ai dưới đây thực hiện đúng quyền bầu cử của công dân?
A. Chị B và anh X.
B. Chị H và ông
C. Cụ G, ông K.
D. Chị H, cụ G.
-
Câu 37:
Trong cuộc họp tổng kết của xã X, kế toán M từ chối công khai việc thu chi ngân sách nên bị người dân phản đối. Ông K yêu cầu được chất vấn trực tiếp kế toán nhưng bị Chủ tịch xã ngăn cản. Chủ thể nào dưới đây đã vận dụng đúng quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội?
A. Chủ tịch xã và ông K.
B. Chủ tịch và người dân xã X.
C. Người dân xã X và ông K.
D. Kế toán M, ông K và người dân xã X.
-
Câu 38:
Anh T đã tốt nghiệp đại học. Với mục đích thành lập doanh nghiệp tư nhân, Anh T đã nộp đủ hồ sơ đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Sau 90 ngày anh T đến cơ quan đăng ký kinh doanh trên yêu cầu cấp cho mình giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Việc làm trên của anh T thuộc hình thức thực hiện pháp luật nào?
A. Áp dụng pháp luật và tuân thủ pháp luật.
B. Sử dụng pháp luật và thi hành pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật.
D. Tuân thủ pháp luật và sử dụng pháp luật
-
Câu 39:
Nhân viên S phát hiện giám đốc cơ quan Y có hành vi lợi dụng chức vụ để chiếm đoạt tài sản công nên đã đưa thông tin này lên mạng xã hội. Nhân viên S vận dụng sai quyền nào dưới đây của công dân?
A. Kiến nghị.
B. Tố cáo.
C. Đàm phán.
D. Khiếu nại.
-
Câu 40:
Hai bố con bạn K đi xe máy ngược đường một chiều. Bố bạn K đội mũ bảo hiểm, bạn K ngồi sau không đội mũ bảo hiểm. Cảnh sát giao thông đã lập biên bản xử phạt hai bố con bạn K. Trong trường hợp trên, ai đã thực hiện đúng pháp luật?
A. Bố bạn K và cảnh sát giao thông.
B. Bố bạn K.
C. Bạn K và cảnh sát giao thông.
D. Cảnh sát giao thông.