Đề thi THPT QG năm 2022 môn GDCD
Bộ GD&ĐT - Mã đề 315
-
Câu 1:
Theo quy định của pháp luật, công dân có thể học bằng nhiều hình thức khác nhau là thể hiện
A. quyền học thường xuyên, học suốt đời.
B. quyền ấn định mức học phí, lệ phí.
C. việc định đoạt quy trình tuyển sinh.
D. việc quyết định chính sách giáo dục.
-
Câu 2:
Theo quy định của pháp luật, quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ tài sản được thể hiện ở việc vợ, chồng
A. thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
B. giúp đỡ nhau phát triển về mọi mặt.
C. thảo luận các phương pháp nuôi dạy con.
D. thống nhất sử dụng tiền tiết kiệm chung.
-
Câu 3:
Theo quy định của pháp luật, hành vi đánh người gây thương tích là xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về
A. danh dự, nhân phẩm.
B. nhân thân, tài sản.
C. tính mạng, sức khỏe.
D. thân thể, địa vị.
-
Câu 4:
Việc Nhà nước tổ chức tiêm một số loại vacxin phòng bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi là thể hiện nội dung nào sau đây của quyền được phát triển?
A. Tham gia hoạt động sáng tạo.
B. Được chăm sóc sức khỏe.
C. Được lựa chọn việc làm.
D. Tham quan di sản văn hóa.
-
Câu 5:
Theo quy định của pháp luật, việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân chỉ được thực hiện khi có quyết định của chủ thể nào sau đây?
A. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
B. Cơ quan truyền thông báo chí.
C. Ban quản lý khu dân cư.
D. Ban giám đốc công ty.
-
Câu 6:
Theo quy định của pháp luật, chỗ ở của công dân đều được Nhà nước và mọi người
A. kiểm soát.
B. tôn trọng.
C. giám sát.
D. khám xét.
-
Câu 7:
Theo quy định của pháp luật, một trong những nội dung bình đẳng trong kinh doanh là mọi công dân có quyền tự do lựa chọn
A. loại hình doanh nghiệp.
B. phát hành trái phiếu chính phủ.
C. thời điểm đầu cơ tích trữ.
D. mức thuế phải nộp.
-
Câu 8:
Một trong những nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội được thể hiện ở việc làm nào sau đây của Nhà nước?
A. Nâng cao thể lực cho người dân.
B. Từ chối xuất khẩu hàng hóa.
C. Kiềm chế thương mại điện tử.
D. Quy định mức thuế khác nhau.
-
Câu 9:
Cầu là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tương ứng với mức thu nhập và
A. năng lực tiếp nhận.
B. giá cả xác định.
C. cơ cấu các ngành kinh tế.
D. chất lượng môi trường đầu tư.
-
Câu 10:
Các văn bản quy phạm pháp luật phải được diễn đạt chính xác, một nghĩa để người dân hiểu và thực hiện đúng là thể hiện tính
A. trừu tượng hóa về ngôn ngữ.
B. xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
C. bảo mật tuyệt đối về mặt nội dung.
D. đồng bộ hóa về dữ liệu.
-
Câu 11:
Theo quy định của pháp luật, công dân đề nghị cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định xử phạt hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ đối với mình là sử dụng quyền nào sau đây?
A. Khiếu nại.
B. Truy tố.
C. Tố cáo.
D. Phán quyết.
-
Câu 12:
Theo quy định của pháp luật, công dân có trình độ chuyên môn cao được Nhà nước tạo điều kiện để phát huy tài năng là thể hiện nội dung của quyền bình đẳng trong lĩnh vực
A. truyền thông.
B. lao động.
C. đối ngoại.
D. công nghệ.
-
Câu 13:
Theo quy định của pháp luật, thì công làm tủ đủ 18 tuổi trở lên đều được tham gia bầu cử, trừ các trường hợp đặc biệt là pháp luật cấm là thể hiện nguyên tắc bầu cử nào sau đây?
A. Phổ thông.
B. Đại diện.
C. Phủ quyết.
D. Trực tiếp.
-
Câu 14:
Theo quy định của pháp luật, công dân bình đẳng trước nhà nước và xã hội thực hiện nghĩa vụ
A. ứng dụng trí tuệ nhân tạo.
B. thay đổi kết cấu hạ tầng.
C. xây dựng nền quốc phòng toàn dân.
D. lựa chọn hình thức bảo hiểm.
-
Câu 15:
Theo quy định của pháp luật, người dân bàn bạc và quyết định việc đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi công cộng ở địa phương là thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội ở phạm vi nào sau đây?
A. Toàn quốc.
B. Cả nước.
C. Cơ sở.
D. Trung ương.
-
Câu 16:
Một trong những mục đích của hình thức áp dụng pháp luật là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra quyết định nhằm chấm dứt
A. các loại hình tín ngưỡng dân gian.
B. nghĩa vụ cụ thể của công dân.
C. mọi nguồn lực tự nhiên.
D. sự phát triển của xã hội.
-
Câu 17:
Nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình là
A. xác lập nhân quyền.
B. truyền thông đối ngoại.
C. trách nhiệm pháp lí.
D. áp đảo đình công.
-
Câu 18:
Theo quy định của pháp luật, các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiếu số đều được Nhà nước
A. bảo mật các di sản văn hóa.
B. công khai dữ liệu cá nhân.
C. cho chiếm dụng tài nguyên.
D. tạo điều kiện phát triển.
-
Câu 19:
Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm
A. thỏa thuận riêng trong dòng họ.
B. nội quy doanh nghiệp tư nhân.
C. cách thức điều hành gia đình.
D. các quy tắc quản lý nhà nước.
-
Câu 20:
Trong quá trình sản xuất, tư liệu lao động bao gồm công cụ lao động, kết cấu hạ tầng và
A. hệ thống bình chứa.
B. tài nguyên khoáng sản.
C. kiến trúc thượng tầng.
D. đối tượng lao động.
-
Câu 21:
Theo quy định của pháp luật, công dân hưởng quyền được phát triển trong trường hợp nào sau đây?
A. Chủ động chuyển quyền tác giả.
B. Chuyển giao quyền nhân thân.
C. Thay đổi nội dung trong di chúc.
D. Tham gia các hoạt động văn hóa.
-
Câu 22:
Theo quy định của pháp luật, nhân viên bưu chính vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của khách hàng khi tự ý thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Công khai nội dung điện tín.
B. Tăng cước phí điện thoại.
C. Báo giá dịch vụ chuyển phát.
D. Từ chối gói cước khuyến mại.
-
Câu 23:
Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, việc làm nào sau đây của các chủ thể kinh doanh thể hiện mặt hạn chế của cạnh tranh?
A. Loại bỏ những máy móc lạc hậu.
B. Đầu cơ gây rối loạn thị trường.
C. Điều chỉnh kế hoạch bán hàng.
D. Thay đổi chiến lược kinh doanh.
-
Câu 24:
Công dân sử dụng pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Chủ động nộp thuế thu nhập.
B. Bí mật giải cứu các bị can.
C. Giúp đỡ đồng phạm bỏ trốn.
D. Tự do kết hôn theo luật định.
-
Câu 25:
Ở phạm vi cả nước, công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội khi thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Giám sát thu chi ngân sách xã.
B. Góp ý sửa đổi Luật An ninh mạng.
C. Tìm hiểu đề án tái định cư.
D. Theo dõi quy trình giải quyết tố cáo.
-
Câu 26:
Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền bất khả xâm phạm người khác khi tự ý thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Khống chế, bắt và giam giữ.
B. Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
C. Thường xuyên bạo hành.
D. Gây ra thương tích.
-
Câu 27:
Theo quy định của php luật, công dân vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc khi thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống.
B. Chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
C. Phê phán tập quán lạc hậu.
D. Tăng cường tương trợ cộng đồng.
-
Câu 28:
Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm hành chính khi thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Điều khiển xe ô tô không gắn đủ biển số.
B. Dùng vũ lực để cướp tài sản.
C. Đơn phương hủy bỏ hợp đồng thuê nhà.
D. Theo dõi diễn biến của vụ án.
-
Câu 29:
Theo quy định của pháp luật, công dân có thể thực hiện quyền khiếu nại khi bị
A. lừa đảo chiếm đoạt tài sản cá nhân.
B. tung tin đồn không có căn cứ.
C. cưỡng ép trốn đi nước ngoài.
D. nhận quyết định xử phạt chưa thỏa đáng.
-
Câu 30:
Trong quá trình sản xuất, khi được sử dụng để dệt vải, nguyên liệu sợi thuộc loại đối tượng lao động nào sau đây?
A. Đã trải qua tác động của lao động.
B. Chưa cho phép sử dụng phổ biến.
C. Cần tổ chức tiêu hủy triệt để.
D. Phải được loại bỏ hoàn toàn.
-
Câu 31:
Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, sau khi viết xong phiếu bầu của mình và của chồng, bà N đưa hai phiếu bầu trên cho chị T hàng xóm xem đồng thời nhờ vả được chị nhận lời bỏ phiếu giúp mình. Phát hiện chị T sửa lại phiếu bầu của bà N, chị H là thành viên tổ bầu cử đã lấy phiếu của bà N mà chị T vừa sửa để kiểm tra. Bà N, chị T và chị H cùng vi phạm nguyên tắc bầu cử nào sau đây?
A. Trực tiếp.
B. Bình đẳng.
C. Phổ thông.
D. Bỏ phiếu kín.
-
Câu 32:
Do đạt giải cao trong kì thi chọn học sinh giỏi quốc gia, bạn M được tuyển thẳng vào trường Đại học X phù hợp với nguyện vọng của mình. Bạn M đã hưởng quyền được phát triển ở nội dung nào sau đây?
A. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo.
B. Nhận nguồn trợ cấp xã hội.
C. Tự do nghiên cứu khoa học.
D. Bồi dưỡng để phát triển tài năng.
-
Câu 33:
Doanh nghiệp X có ông V là giám đốc; chị S, chị Q và anh T là nhân viên. Hằng năm, anh T và chị Q đều được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ. Khi cơ quan có chủ trương cử nhân viên đi học nâng cao trình độ, anh T và chị Q đã hoàn thiện hồ sơ đồng thời nộp cho ông V để đăng kí theo quy định. Trong cuộc họp bình xét, vì chị Q vắng mặt do con của chị bị ốm nên ông V quyết định cử anh T. Bất mãn vì không được chọn, chị Q thường xuyên đi làm muộn và không hoàn thành công việc theo yêu cầu. Được chị S giới thiệu, chị B là người đang có nhu cầu xin việc làm đã tìm gặp ông V để được tạo điều kiện nhận vào làm việc thay thế vị trí của chị Q. Biết chuyện, anh P là anh rể của chị Q đang là giám đốc một công ty tư nhân đã ép buộc khiến chị Q phải bỏ việc ở cơ quan cũ về làm việc cho anh để trừ khoản nợ mà vợ chồng chị đã vay. Những ai sau đây vi phạm nội dung bình đẳng trong lao động?
A. Ông V, chị Q và anh P.
B. Chị Q, chị S và ông V.
C. Chị Q, chị B và anh P.
D. Ông V, chị S và chị B.
-
Câu 34:
Sau khi nhận bằng cử nhân, anh V cùng anh H trở về quê nhà. Anh V và anh H vừa tham gia thực hiện dự án khôi phục lễ hội truyền thống của dân tộc mình vừa nhận dạy ngoại ngữ miễn phí cho các em nhỏ vùng cao. Chính quyền địa phương đã tạo điều kiện cho hai anh mượn nhà văn hóa làm phòng dạy học. Việc làm của anh V và anh H thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở phương diện nào sau đây?
A. Đối ngoại.
B. Văn hóa, giáo dục.
C. Chính trị.
D. Quốc phòng, an ninh.
-
Câu 35:
Anh N là giám đốc công ty tư nhân X bị ông P là chủ đất đe dọa do anh cố tình trì hoãn thanh toán số tiền thuê nhà xưởng theo đúng thời gian thỏa thuận trong hợp đồng. Đồng thời, anh N đã lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt 200 triệu đồng của khách hàng để mở rộng cơ sở sản xuất. Những hành vi trên của anh N đã vi phạm pháp luật nào sau đây?
A. Dân sự và kỉ luật.
B. Hình sự và dân sự.
C. Hành chính và dân sự.
D. Kỉ luật và hành chính.
-
Câu 36:
Anh V là chủ một đại lí thu mua nông sản, anh D là chủ một cửa hàng chế biến thức ăn nhanh. Cơ sở kinh doanh của anh D và anh V luôn tuân thủ đúng các quy định về bảo vệ môi trường là thể hiện đặc trưng nào sau đây của pháp luật?
A. Tính đa nghĩa về nội dung.
B. Tính bảo mật của văn bản.
C. Tính khái quát về thuật ngữ.
D. Tính quy phạm phổ biến.
-
Câu 37:
Vợ chồng chị M, anh P có con trai 10 tuổi là cháu B; anh Q, anh N là nhân viên ở một công do anh N là anh họ của chị M. Một lần, được chị M nhờ trông giữ cháu B là bạn cùng lớp với con trai mình, anh trai mình, anh Q đã đưa con trai và cháu B đến phòng điều hành hệ thống điện trong ca trực của mình. Vì tò mò, cháu B bật công tắc điện làm hỏng một hệ thống máy sản xuất nên anh Q đã đến gặp chị M yêu cầu bồi thường. Bức xúc vì chị M tránh mặt, anh Q đã liên tục gọi điện thoại nhám gây sức ép với chị M. Biết được thông tin từ vợ, anh P là lao động tự do đã tự ý nghỉ làm và nhờ anh N đến nhà anh Q để giúp mình hòa giải. Nhận được điện thoại của anh P, anh N vội vàng bỏ ca trực để cùng anh P đến nhà anh Q. Tại đây, do anh Q không đồng ý với mức bồi thường nên hai bên đã xảy ra xô xát, anh N và anh P vô ý làm hỏng một số tài sản của gia đình anh Q. Những ai sau đây vừa phải chịu trách nhiệm dân sự vừa phải chịu trách nhiệm kỉ luật?
A. Anh Q và anh N.
B. Anh Q và anh P.
C. Chị M và anh Q.
D. Anh P và anh N.
-
Câu 38:
Tại cuộc họp thôn X, bà V lên tiếng phản đối mức đóng góp xây dựng hệ thống kênh mương thủy lợi nội đông mà ông T là trưởng thôn đã đưa ra ý kiến trong cuộc họp. Thấy không khí căng thẳng, bà H là cán bộ Hội phụ nữ đã mời bà V ra ngoài. Bà V và ông T đã thực hiện quyền nào sau đây của công dân?
A. Áp đặt thông tin.
B. Điều tiết cộng đồng.
C. Chủ động thẩm định.
D. Tự do ngôn luận.
-
Câu 39:
Ông K là giám đốc; anh M và anh Q là nhân viên cùng làm việc tại doanh nghiệp nhà nước X. Khi bị anh Q cung cấp bằng chứng về việc mình đã tuyển dụng chị T vào vị trí kế toán dù chị chưa đáp ứng đủ điều kiện theo quy định, ông K đã chỉ đạo chị T ngụy tạo tình huống để vu khống anh Q mắc sai phạm trong công việc. Dựa vào đó, ông K thực hiện quy trình và ra quyết định kỉ luật buộc thôi việc đối với anh Q. Nhân cơ hội này, chị T cố ý thanh toán không đủ các khoản phụ cấp cho anh Q. Vì có quan hệ họ hàng và được anh Q kể lại sự việc, anh M gửi đơn tới ông N là cán bộ có thẩm quyền đề nghị ông xem xét và giải quyết sự việc cho anh Q. Do đã nhận 20 triệu đồng của ông K nên ông N hủy đơn của anh M. Được anh M thông tin về việc làm của ông N, anh Q bí mật tung tin đồn thất thiệt khiến uy tín của ông N bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hành vi của những ai sau đây không phải là đối tượng có thể vừa bị khiếu nại vừa bị tố cáo?
A. Ông N, anh M và ông K.
B. Anh M, anh Q và ông N.
C. Anh M, chị T và anh Q.
D. Ông K, ông N và chị T.
-
Câu 40:
Địa bàn X có ông Q là trưởng công an xã; anh K là công an xã; anh T, vợ chồng anh N và chị S là người dân. Nhận được tin báo chị S tổ chức đánh bạc tại nhà, ông Q cử anh K đến nhà chị S để kiểm tra. Vì chị S kiên quyết không thừa nhận nên anh K đã lớn tiếng xúc phạm chị đồng thời báo cáo tình hình với ông Q. Ngay sau đó, ông Q trực tiếp đến nhà chị S yêu cầu chị về trụ sở để lấy lời khai. Vào thời điểm đó, anh T đã chứng kiến và quay video toàn bộ sự việc. Vốn có mâu thuẫn với chị S, anh T đăng công khai đoạn video đó lên mạng xã hội. Vì có rất nhiều bình luận tiêu cực về mình dưới bài đăng của anh T, chị S đến gặp và yêu cầu anh T gỡ bài đăng trên. Do anh T không đồng ý nên hai bên xảy ra xô xát, anh T vô ý làm chị S bị ngã gãy tay. Biết anh K đã đến nhà và xúc phạm vợ mình, anh N đã tìm gặp anh K yêu câu anh công khai xin lỗi nhưng bị anh K đẩy ngã gây chấn thương. Những ai sau đây vừa vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm vừa vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân?
A. Anh K và anh N.
B. Anh T và ông Q.
C. Anh K và ông Q.
D. Anh T và anh K.