Đề thi thử THPT QG môn Sinh năm 2018
ĐH Quốc Gia TP.HCM
-
Câu 1:
Chu trình Crep diễn ra trong:
A. Ti thể
B. Nhân
C. Lục lạp
D. Tế bào chất
-
Câu 2:
Quang hợp quyết định bao nhiêu phần trăm năng suất của cây trồng?
A. Quang hợp quyết định 90 – 95% năng suất của cây trồng.
B. Quang hợp quyết định 80 – 85% năng suất của cây trồng.
C. Quang hợp quyết định 60 – 65% năng suất của cây trồng.
D. Quang hợp quyết định 70 – 75% năng suất của cây trồng.
-
Câu 3:
Vai trò điều tiết của hoocmôn do tuyến tuỵ tiết ra là:
A. Insulin tham gia điều tiết khi hàm lượng glucôzơ trong máu cao, còn glucôgôn điều tiết khi nồng độ glucôzơ trong máu thấp.
B. Insulin tham gia điều tiết khi hàm lượng glucôzơ trong máu thấp, còn glucôgôn điều tiết khi nồng độ glucôzơ trong máu cao.
C. Insulin tham gia điều tiết khi hàm lượng glucôzơ trong máu cao, còn glucôgôn điều tiết khi nồng độ glucôzơ trong máu cũng cao.
D. Insulin tham gia điều tiết khi hàm lượng glucôzơ trong máu thấp, còn glucôgôn điều tiết khi nồng độ glucôzơ trong máu cũng thấp.
-
Câu 4:
Vì sao nồng độ CO2 thở ra cao hơn so với hít vào?
A. Vì một lượng CO2 khuếch tán từ mao mạch phổi vào phế nang trước khi đi ra khỏi phổi.
B. Vì một lượng CO2 được dồn về phổi từ các cơ quan khác trong cơ thể.
C. Vì một lượng CO2 còn lưu trữ trong phế nang.
D. Vì một lượng CO2 thải ra trong hô hấp tế bào của phổi.
-
Câu 5:
Diễn biến của hệ tuần hoàn đơn ở cá diễn ra theo trật tự nào?
A. Tâm thất → Động mạch mang → Mao mạch mang → Động mạch lưng → mao mạch các cơ quan → Tĩnh mạch → Tâm nhĩ.
B. Tâm nhĩ → Động mạch mang → Mao mạch mang → Động mạch lưng → mao mạch các cơ quan → Tĩnh mạch → Tâm thất.
C. Tâm thất → Động mạch lưng → Động mạch mang → Mao mạch mang → Mao mạch các cơ quan → Tĩnh mạch → Tâm nhĩ.
D. Tâm thất → Động mạch mang → Mao mạch các cơ quan → Động mạch lưng → Mao mạch mang → Tĩnh mạch → Tâm nhĩ.
-
Câu 6:
Nội dung nào sau đây sai?
(1). Ở chim ăn hạt và gia cầm, sự biến đổi cơ học của thức ăn không có ý nghĩa gì về tiêu hoá.
(2). Tại dạ dày của chim ăn hạt và gia cầm vẫn xảy ra sự biến đổi hoá học thức ăn
(3). Quá trình tiêu hoá xảy ra ở dạ dày (mề) quan trọng hơn so với ruột non
(4). Dạ dày cơ biến đổi cơ học, còn dạ dày tuyến có vai trò biến đổi hoá học về thức ăn của chim ăn hạt và gia cầm.
A. 1,4
B. 1,3
C. 2,4
D. 1,2,3
-
Câu 7:
Về bản chất pha sáng của quá trình quang hợp là:
A. Pha ôxy hoá nước để sử dụng H+, CO2 và điện tử cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.
B. Pha ôxy hoá nước để sử dụng H+ và điện tử cho việc hình thành ADP, NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.
C. Pha ôxy hoá nước để sử dụng H+ và điện tử cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.
D. Pha khử nước để sử dụng H+ và điện tử cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.
-
Câu 8:
Vì sao cây không sử dụng được nitơ không khí?
A. Lượng nitơ trong khí quyển có tỉ lệ quá thấp
B. Lượng nitơ tự do bay lơ lửng trong không khí, không hoà tan vào đất cho cây sử dụng
C. Phân tử nitơ có liên kết 3 là liên kết rất bền vững cần phải hội đủ điều kiện mới bẽ gãy chúng được.
D. Lượng nitơ trong không khí có tỉ lệ quá cao
-
Câu 9:
Bón phân quá liều thì cây bị héo và chết do:
A. Các nguyên tố khoáng vào tế bào nhiều, làm mất ổn định thành phần chất nguyên sinh của tế bào lông hút.
B. Nồng độ dịch đất cao hơn nồng độ dịch bào, tế bào lông hút không hút được nước bằng cơ chế thẩm thấu.
C. Thành phần khoáng chất làm mất ổn định tính chất lí hoá của đất
D. Làm cho cây nóng và héo lá.
-
Câu 10:
Xem hình dưới đây và cho biết có bao nhiêu nhận xét dưới đây là đúng?
(1) Số (I) biểu thị cho con đường chất nguyên sinh – không bào.
(2) Số (II) biểu thị cho con đường thành tế bào – gian bào.
(3) (a) là các tế bào vỏ.
(4) (b) là các tế bào nội bì.
(5) (c) có chức năng dẫn truyền các chất hữu cơ từ lá xuống rễ.
Số phát biểu đúng là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 11:
Khi nói về xu hướng biến đổi chính trong quá trình diễn thế nguyên sinh, xu hướng nào sau đây không đúng?
A. Ổ sinh thái của mỗi loài được mở rộng.
B. Tính đa dạng về loài tăng.
C. Lưới thức ăn trở nên phức tạp hơn.
D. Tổng sản lượng sinh vật được tăng lên.
-
Câu 12:
Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây sai?
A. Mất đoạn nhiễm sắc thể có thể làm thay đổi số lượng và thành phần gen của nhiễm sắc thể.
B. Chuyển đoạn tương hỗ không làm thay đổi số lượng và thành phần gen của nhiễm sắc thể.
C. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể xảy ra ở cả nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính.
D. Chuyển đoạn có thể làm cho gen từ nhóm liên kết này sang nhóm liên kết khác.
-
Câu 13:
Trong điều kiện phòng thí nghiệm, người ta sử dụng 3 loại nuclêôtit cấu tạo nên ARN để tổng hợp một phân tử mARN nhân tạo. Phân tử mARN này chỉ có thể thực hiện được dịch mã khi 3 loại nuclêôtit được sử dụng là:
A. ba loại U, G, X.
B. ba loại A, G, X.
C. ba loại G, A, U.
D. ba loại U, A, X.
-
Câu 14:
Ở một cá thể ruồi giấm cái, xét 2 tế bào sinh dục có kiểu gen là: Tế bào thứ nhất: \(\frac{{AB}}{{ab}}dd\)dd ; tế bào thứ hai: \(\frac{{AB}}{{ab}}dd\)Dd . Khi cả 2 tế bào cùng giảm phân bình thường, trên thực tế
A. số loại trứng do tế bào thứ nhất sinh ra nhiều hơn so với số loại trứng tế bào thứ hai sinh ra.
B. số loại trứng tối đa được tạo ra từ tế bào thứ nhất và tế bào thứ hai là 8 loại.
C. số loại trứng do tế bào thứ hai sinh ra nhiều hơn so với số loại trứng tế bào thứ nhất sinh ra.
D. số loại trứng do tế bào thứ nhất sinh ra bằng với số loại trứng tế bào thứ hai sinh ra.
-
Câu 15:
Kỹ thuật chuyển gen áp dụng ở thực vật nhằm
A. củng cố và duy trì các đặc tính có lợi của một giống nhất định.
B. tạo ra các giống cây thuần chủng về tất cả các cặp gen.
C. tạo ra các giống cây trồng mang một số đặc tính mới có lợi.
D. kết hợp tất cả các đặc tính sẵn có của hai loài bố mẹ trong một giống mới.
-
Câu 16:
Sau khi phá rừng trồng lúa bà con nông dân có thể trồng lúa một hai vụ mà không phải bón phân. Tuy nhiên, sau đó nếu không bón phân thì năng suất lúa giảm đáng kể. Giải thích nào dưới đây là đúng?
A. Các chất dinh dưỡng trong đất đã bị bốc hơi cùng với nước nên đất trở nên nghèo dinh dưỡng.
B. Vì trồng lúa nước nên các chất dinh dưỡng từ đất đã bị pha loãng vào nước nên đất trở nên nghèo dinh dưỡng.
C. Các chất dinh dưỡng đã bị rửa trôi nên đất trở nên nghèo dinh dưỡng.
D. Các chất dinh dưỡng từ đất đã không được luân chuyển trở lại cho đất vì chúng đã bị con người đã chuyển đi nơi khác nên đất trở nên nghèo dinh dưỡng.
-
Câu 17:
Trong các dạng tài nguyên được kể tên sau đây, có bao nhiêu dạng tài nguyên tái sinh?
(1) Khoáng sản. (2) Năng lượng sóng biển và năng lượng thuỷ triều.
(3) Sinh vật. (4) Năng lượng mặt trời.
(5) Đất và không khí sạch. (6) Nước.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 18:
Xét các nhóm loài thực vật:
(1) Các loài thực vật thân thảo có mô dậu phát triển, biểu bì dày.
(2) Các loài thực vật thân thảo có mô dậu kém phát triển, biểu bì mỏng.
(3) Các loài thực vật thân gỗ có lá dày, mô dậu phát triển, biểu bì dày.
(4) Các loài thực vật thân cây bụi có mô dậu phát triển, biểu bì dày.
Nhóm loài xuất hiện đầu tiên trong quá trình diễn thế nguyên sinh là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 19:
Sơ đồ bên mô tả một số giai đoạn của chu trình cacbon trong tự nhiên.Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Quá trình a bao gồm chủ yếu là quá trình quang hợp.
(2) Nhóm A chỉ bao gồm các loài thực vật.
(3) Sinh vật thuộc nhóm A bị suy giảm là một trong những nguyên nhân gây nên hiệu ứng nhà kính.
(4) Các quá trình b, c, d , e đều là quá trình hô hấp của các sinh vật.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 20:
Có bao nhiêu đặc điểm sau đây là không đúng khi nói về các cơ chế di truyền ở vi khuẩn?
(1) Mọi cơ chế di truyền đều diễn ra trong tế bào chất.
(2) Quá trình nhân đôivà phiên mã đều cần có sự tham gia của enzim ARN pôlimeraza.
(3) Mỗi gen tổng hợp ra một ARN luôn có chiều dài đúng bằng chiều dài của vùng mã hóa trên gen.
(4) Quá trình dịch mã có thể bắt đầu ngay khi đầu 5’ của phân tử mARN vừa tách khỏi sợi khuôn.
(5) Các gen trên ADN vùng nhân luôn có số lần phiên mã bằng nhau.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 21:
Khi nói về gen trên nhiễm sắc thể giới tính của người, cho các kết luận sau:
(1) Chỉ có tế bào sinh dục mới có nhiễm sắc thể giới tính.
(2) Trên nhiễm sắc thể giới tính chỉ có các gen quy định giới tính của cơ thể.
(3) Gen nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể Y thường tồn tại theo cặp alen.
(4) Ở giới XY, gen nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể X không tồn tại theo cặp alen.
(5) Gen nằm trên đoạn tương đồng của nhiễm sắc thể X và Y luôn tồn tại theo cặp alen.
(6) Đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X có ít gen hơn đoạn không tương đồng của NST giới tính Y.
Số kết luận đúng là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 22:
Một đột biến điểm loại thay thế cặp nulêôtit xảy ra ở E.coli nhưng không được biểu hiện ra kiểu hình. Cho các nguyên nhân sau đây:
(1) Do tính thoái hóa của mã di truyền.
(2) Do đột biến xảy ra làm alen trội trở thành alen lặn.
(3) Dođột biến xảy ra ở các đoạn intron trên gen cấu trúc.
(4) Đột biến xảy ra tại mã mở đầu của gen.
(5) Đột biến xảy ra tại vùng khởi động của gen.
Có bao nhiêu nguyên nhân là đúng?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 23:
Ở ruồi giấm cái, noãn bào nằm giữa các tế bào nang trứng có vai trò cung cấp chất dinh dưỡng, prôtêin và mARN thiết yếu cho sự phát triển của phôi. Ở một trong các gen mà mARN của chúng được vận chuyển đến noãn bào có một đột biến X làm cho phôi bị biến dạng và mất khả năng sống sót. Có 4 phát biểu dưới đây:
(1) Nếu đột biến là trội, các con ruồi cái ở đời con của ruồi bố có kiểu gen dị hợp tử và ruồi mẹ có kiểu gen đồng hợp lặn sẽ sống sót.
(2) Nếu đột biến là trội, các cá thể có kiểu gen đồng hợp tử về đột biến X không thể sống sót đến giai đoạn trưởng thành.
(3) Nếu đột biến là lặn, chỉ các phôi ruồi cái của ruồi mẹ dị hợp tử về đột biến X mới bị biến dạng.
(4) Nếu đột biến là lặn và tiến hành lai hai cá thể dị hợp tử về đột biến X để thu F1, sẽ có khoảng 1/6 số cá thể ở F2 đồng hợp tử về gen X.
Các phát biểu đúng là:
A. (1), (3) và (4)
B. (1), (2) và (3)
C. (2), (3) và (4).
D. (1), (2) và (4).
-
Câu 24:
Ở một loài động vật, kiểu gen AA quy định lông đen, kiểu gen Aa quy định lông vàng, kiểu gen aa quy định lông trắng. Thế hệ xuất phát của một quần thể ngẫu phối có 100 cá thể đực lông đen, 100 cá thể đực lông vàng, 300 cá thể cái lông trắng. Khi quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền, loại cá thể đực lông vàng chiếm tỉ lệ
A. 1/4.
B. 21/100.
C. 15/64.
D. 15/32.
-
Câu 25:
Trong một chuỗi thức ăn của một hệ sinh thái gồm có: Cỏ → châu chấu → cá rô. Nếu tổng năng lượng của cỏ là 7,6.108kcal, tổng năng lượng của châu chấu là 1,4.107kcal, tổng năng lượng của cá rô là 0,9.106kcal. Hiệu suất sinh thái của cá rô và của châu chấu lần lượt là
A. 1,8% và 6,4%.
B. 6,4% và 1,8%.
C. 4,6% và 4,1%.
D. 4,1% và 4,6%.
-
Câu 26:
Ở một loài thực vật, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng; nếu trong kiểu gen có chứa alen A thì màu sắc hoa không được biểu hiện (hoa trắng), alen lặn a không có khả năng này. Alen D quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen d quy định thân thấp. Cặp alen B, b nằm trên NST số 1, cặp alen A, a và D, d cùng nằm trên NST số 2. Cho một cây hoa trắng, thân cao giao phấn với một cây có kiểu gen khác nhưng có cùng kiểu hình, đời con thu được 6 loại kiểu hình, trong đó kiểu hình hoa vàng, thân thấp chiếm tỉ lệ 1%. Biết rằng nếu có hoán vị gen ở cả hai giới thì tần số hoán vị của hai giới bằng nhau. Tần số hoán vị gen có thể là:
(1) 20%. (2) 40%. (3) 16%. (4) 32%. (5) 8%.
Phương án đúng là
A. (1), (3), (4).
B. (1), (2), (3), (4)
C. (1), (2), (5).
D. (1), (3), (5).
-
Câu 27:
Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do 1 cặp gen qui định. Cho lai giữa cây hoa đỏ với cây hoa trắng F1 thu được 100% cây hoa đỏ. Cho cây hoa đỏ ở đời F1 lai với cây hoa trắng P thu được Fa. Cho các cây Fa tạp giao với nhau, ở F2 thu được tỉ lệ kiểu hình 56,25% cây hoa trắng: 43,75% cây hoa đỏ. Tính xác suất để chọn được 4 cây hoa đỏ ở F2 mà khi cho các cây này tự thụ phấn thì tỉ lệ hạt mọc thành cây hoa trắng chiếm 6,25%.
A. 6/2401
B. 32/81
C. 24/2401
D. 8/81.
-
Câu 28:
Trong quá trình giảm phân của ba tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBb\(\frac{{{\rm{DE}}}}{{{\rm{de}}}}\) đều xảy ra hoán vị thì trường hợp nào sau đây không xảy ra?
A. 8 loại với tỉ lệ: 2:2:2:2:1:1:1:1.
B. 8 loại với tỉ lệ 3:3:3:3:1:1:1:1.
C. 4 loại với tỉ lệ 1:1: 1: 1.
D. 12 loại với tỉ lệ bằng nhau.
-
Câu 29:
Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do hai gen không alen phân li độc lập quy định. Trong kiểu gen, khi có mặt đồng thời hai alen A và B cho kiểu hình hoa màu đỏ; khi chỉ có mặt một trong hai alen A hoặc B cho hoa màu hồng; không có mặt cả hai alen A và B cho hoa màu trắng. Nếu cho lai giữa hai cây có kiểu hình khác nhau, ở đời con thu được 50% số cây có hoa màu hồng. Phép lai nào sau đây là không phù hợp?
A. AaBb x aabb
B. AABb x AAbb.
C. Aabb x aabb.
D. AAbb x aaBb.
-
Câu 30:
Cho lai giữa hai ruồi giấm có kiểu gen như sau: \(\frac{{AB}}{{ab}}\frac{{De}}{{dE}}Hh{X^m}Y \times \frac{{AB}}{{aB}}\frac{{De}}{{de}}Hh{X^M}{X^m}\) thu được F1. Tính theo lý thuyết, ở đời F1 có tối đa bao nhiêu kiểu gen?
A. 768
B. 588
C. 192
D. 224
-
Câu 31:
Ở một loài thực vật, hai cặp alen A, a và B, b tương tác bổ trợ với nhau quy định hình dạng quả theo tỷ lệ: 9 dẹt: 6 tròn: 1 dài; alen D quy định màu đỏ trội hoàn toàn so với d quy định màu trắng. Các cặp gen nằm trên các cặp NST khác nhau. Có bao nhiêu phép lai cho tỷ lệ cây hoa đỏ, quả dẹt là 56,25%?
A. 7
B. 3
C. 11
D. 9
-
Câu 32:
Có 5 tế bào (2n) của một loài cùng tiến hành nguyên phân 6 lần. Ở kỳ giữa của lần nguyên phân thứ 4 có 2 tế bào không hình thành được thoi vô sắc. Ở các tế bào khác và trong những lần nguyên phân khác, thoi vô sắc vẫn hình thành bình thường. Sau khi kết thúc 6 lần nguyên phân đó, tỉ lệ tế bào bị đột biến trong tổng số tế bào được tạo ra là bao nhiêu?
A. 1/12.
B. 1/7.
C. 1/39.
D. 3/20.
-
Câu 33:
Cho một số phát biểu sau về các gen trong operon Lac ở E. Coli (Xem mô hình hoạt động của operon Lac)
(1) Mỗi gen mã hóa cho một chuỗi pôlipeptit khác nhau.
(2) Mỗi gen đều có một vùng điều hòa nằm ở đầu 3’ của mạch mã gốc.
(3) Các gen đều có số lần nhân đôi và số lần phiên mã bằng nhau.
(4) Sự nhân đôi, phiên mã và dịch mã của các gen đều diễn ra trong tế bào chất.
(5) Mỗi gen đều tạo ra 1 phân tử mARN riêng biệt.
Số phát biểu đúng là:
A. 3
B. 4
C. 2
D. 5
-
Câu 34:
Các quần thể tự thụ phấn lâu đời trong tự nhiên nếu không có sự tác động của các nhân tố tiến hóa khác thì thường có đặc điểm:
(1) Có tần số alen không thay đổi qua các thế hệ,
(2) Phân hóa thành những dòng thuần khác nhau,
(3) Không chứa các gen lặn có hại.
Phương án đúng là:
A. 1, 3.
B. 1, 2, 3.
C. 1, 2.
D. 2, 3.
-
Câu 35:
Có bao nhiêu đặc điểm sau đây chỉ có ở các yếu tố ngẫu nhiên mà không có ở chọn lọc tự nhiên?
(1) Có thể làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.
(2) Có thể làm biến đổi mạnh tần số alen của quần thể.
(3) Có thể tác động liên tục qua nhiều thế hệ.
(4) Có thể làm biến đổi vô hướng tần số alen của quần thể.
(5) Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen có lợi ra khỏi quần thể.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 36:
Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Đột biến gen có thể phát sinh ngay cả khi trong môi trường không có tác nhân đột biến.
B. Đột biến gen tạo ra các lôcut gen mới, làm tăng tính đa dạng di truyền cho loài.
C. Các đột biến gen gây chết vẫn có thể được truyền lại cho đời sau.
D. Đột biến gen trội vẫn có thể không biểu hiện ra kiểu hình của cơ thể bị đột biến.
-
Câu 37:
Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về đặc trưng về thành phần loài của quần xã?
A. Trong các quần xã trên cạn, loài ưu thế thường là các loài thực vật có hạt.
B. Loài ưu thế thường có số lượng nhiều và có vai trò khống chế sự phát triển của các loài khác.
C. Loài đặc trưng có thể là loài có số lượng nhiều hơn hẳn các loài khác trong quần xã.
D. Loài chỉ có mặt ở một quần xã nào đó được gọi là loài đặc trưng.
-
Câu 38:
Phát biểu nào sau đây về các bệnh, tật di truyền là không đúng?
A. Các bệnh, tật di truyền có thể phát sinh trong quá trình phát triển của cá thể.
B. Các bệnh, tật di truyền có thể không truyền được qua các thế hệ.
C. Sự biểu hiện của các bệnh, tật di truyền không phụ thuộc vào môi trường.
D. Các bệnh, tật di truyền đều có nguyên nhân là sự biến đổi trong bộ máy di truyền.
-
Câu 39:
Hệ sinh thái nào sau đây có mức độ khô hạn cao nhất ở vùng ôn đới?
A. Thảo nguyên.
B. Rừng Địa Trung Hải.
C. Hoang mạc
D. Savan.
-
Câu 40:
Phát biểu sau đây về quá trình phiên mã là không đúng?
A. ARN polimeraza trượt sau enzim tháo xoắn để tổng hợp mạch ARN mới theo chiều 5’-3’.
B. Sự phiên mã ở sinh vật nhân sơ luôn diễn ra trong tế bào chất, còn ở sinh vật nhân thực có thể diễn ra trong nhân hoặc ngoài nhân.
C. Một số gen ở sinh vật nhân sơ có thể có chung một điểm khởi đầu phiên mã.
D. Quá trình phiên mã giúp tổng hợp nên tất cả các loại ARN ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực.