Đề thi minh họa THPT QG môn GDCD năm 2020
Bộ GD&ĐT lần 2
-
Câu 1:
Thi hành pháp luật là việc các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, làm những gì pháp luật
A. dự kiến sửa đổi.
B. quy định phải làm.
C. chuẩn bị thử nghiệm.
D. thăm dò dư luận.
-
Câu 2:
Một trong những dấu hiệu cơ bản xác định hành vi vi phạm pháp luật là người vi phạm
A. phải có lỗi.
B. chưa lộ diện.
C. được bảo mật.
D. bị nghi ngờ.
-
Câu 3:
Công chức, viên chức có hành vi vi phạm quan hệ lao động, công vụ nhà nước do pháp luật lao động và pháp luật hành chính bảo vệ thì phải
A. tự chuyển quyền nhân thân.
B. tham gia hoạt động thiện nguyện.
C. chịu trách nhiệm kỉ luật.
D. thành lập quỹ bảo trợ xã hội.
-
Câu 4:
Bất kì cá nhân nào, nếu đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật đều được
A. lũng đoạn thị trường chung.
B. xóa bỏ cạnh tranh.
C. hưởng các quyền công dân.
D. sàng lọc giới tính.
-
Câu 5:
Theo quy định của pháp luật, sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công phải tuân theo nguyên tắc nào sau đây?
A. Trung lập.
B. Gián đoạn.
C. Ủy nhiệm.
D. Trực tiếp.
-
Câu 6:
Theo quy định của pháp luật, vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc
A. sàng lọc giới tính thai nhi.
B. cùng lựa chọn nơi cư trú.
C. định đoạt tài sản công cộng.
D. bảo lưu mọi nguồn thu nhập.
-
Câu 7:
Mọi loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đều bình đẳng trong việc
A. xóa bỏ các loại hình cạnh tranh.
B. sở hữu tài nguyên thiên nhiên.
C. chia đều của cải trong xã hội.
D. khuyến khích phát triển lâu dài.
-
Câu 8:
Chỉ những người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật mới có quyền ra lệnh
A. thay đổi danh tính người tố cáo.
B. bắt người trong trường hợp khẩn cấp.
C. xóa bỏ dấu vết hiện trường vụ án.
D. mở rộng diện tích lãnh thổ quốc gia.
-
Câu 9:
Theo quy định của pháp luật, công dân không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể khi bắt người đang
A. cần bảo trợ.
B. cách li y tế.
C. bị truy nã.
D. khai báo dịch tễ.
-
Câu 10:
Một trong những nội dung của quyền tự do ngôn luận là mọi công dân có quyền
A. ủy nhiệm nghĩa vụ bầu cử.
B. chia sẻ mọi loại thông tin.
C. bày tỏ quan điểm của mình.
D. sưu tầm tài liệu tham khảo.
-
Câu 11:
Chi cục Kiểm lâm X có anh K là chi cục trưởng, anh M và anh B là nhân viên. Phát hiện anh M bị anh S là chủ một xưởng gỗ dùng hung khí trấn áp ngay tại phòng trực, anh K cùng anh B đã tìm cách khống chế khiến anh S phải chạy trốn. Do hoảng sợ, anh S xông vào nhà dân và bắt giữ chị H làm con tin. Yêu cầu anh S đầu thú không thành, vì vội đi công tác theo kế hoạch từ trước, anh K phân công anh B báo sự việc với cơ quan chức năng đồng thời có trách nhiệm bảo vệ hiện trường. Ngay sau đó, do bị anh S đe dọa giết, anh B đã khóa cửa nhốt anh S và chị H tại nhà kho của chị rồi bỏ về quê. Những ai sau đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Anh S và anh B.
B. Anh S, anh B và anh K.
C. Anh S và anh K.
D. Anh S, anh B và anh M.
-
Câu 12:
Sau khi hoàn thiện đủ hồ sơ theo quy định, các anh A, B, C cùng đăng kí kinh doanh mặt hàng thuốc tân dược. Vì mâu thuẫn với anh C nên ông D là lãnh đạo cơ quan chức năng chỉ cấp phép cho anh A và anh B. Được anh C cho biết anh A kinh doanh phát đạt, trong khi cửa hàng của mình luôn vắng khách, anh B lập tức tung tin anh A chuyên bán hàng giả do anh M cung cấp. Thông tin của anh B đã khiến lượng khách hàng của anh A giảm sút nghiêm trọng. Những ai sau đây vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Anh C và anh B.
B. Anh C, anh B và ông D.
C. Anh B và ông D.
D. Ông D, anh B và anh M.
-
Câu 13:
Bà M giám đốc một doanh nghiệp chỉ đạo anh B là nhân viên dưới quyền phân phối xăng giả đến nhiều đại lý và thu lợi 1,5 tỉ đồng. Phát hiện anh B không được bà M chia đủ số tiền lãi như đã thỏa thuận trước đó, vợ anh là chị C đã tố cáo sự việc trên cho ông V là lãnh đạo cơ quan chức năng. Sau khi cho bà M biết chị C là người tố cáo bà, ông V đã hủy đơn của chị C. Thấy anh B liên tục bị bà M gây khó khăn trong công việc, chị C đã tư vấn các đại lí mua xăng giả ở trên yêu cầu bà M phải bồi thường. Những ai sau đây đồng thời phải chịu trách nhiệm hình sự và dân sự?
A. Bà M và anh B.
B. Bà M, anh B và chị C.
C. Bà M và chị C.
D. Bà M, anh B và ông V.
-
Câu 14:
Trong chiến dịch phòng, chống Covid-19, anh B và hai đồng nghiệp là các chị A, N cùng được thực hiện cách li y tế tập trung tại một địa điểm có bác của chị A là ông D làm tình nguyện viên. Vì bị ông D từ chối việc đưa anh về nhà lấy thêm nhu yếu phẩm, anh B đã ghép ảnh nhạy cảm của ông D và đưa lên mạng xã hội. Nhận thấy việc chị N liên tục chia sẻ bài viết nhằm hạ uy tín của ông D sẽ làm ảnh hưởng đến công tác phòng dịch, chị A dọa sẽ công khai chuyện đời tư của chị N. Những ai sau đây không tuân thủ pháp luật?
A. Anh B, chị N và ông D.
B. Anh B và chị N.
C. Anh B, chị A và chị N.
D. Anh B và ông D.
-
Câu 15:
Phát hiện mình bị sốt nhẹ, chị A nhờ chồng là anh B đăng kí cho chị làm xét nghiệm sàng lọc Covid-19. Tuy nhiên, anh B đã khóa cửa buộc vợ phải ở trong nhà kho 14 ngày để tránh lây nhiễm dù chị không đồng ý. Anh B đã vi phạm quyền nào sau đây của công dân?
A. Được bảo mật về danh tính cá nhân.
B. Bất khả xâm phạm về thân thể.
C. Được lựa chọn mọi dịch vụ y tế.
D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
-
Câu 16:
Sau ba năm làm việc tại công ty X, chị A đã được giám đốc công ty điều chuyển từ phân xưởng khai thác than sang làm việc tại phòng hành chính theo đúng thỏa thuận trước đó. Chị A đã được thực hiện quyền bình đẳng trong lao động ở nội dung nào sau đây?
A. Nâng cao năng lực cạnh tranh.
B. Thay đổi quy trình tuyển dụng.
C. Giao kết hợp đồng lao động.
D. Lựa chọn hình thức bảo hiểm.
-
Câu 17:
Không thuyết phục được chồng là anh A cho mình đi nghiên cứu sinh ở nước ngoài nên chị B bỏ về nhà mẹ đẻ là bà P để sinh sống. Vì cần tiền cho con trai đi du học, bà P liên tục gây sức ép, buộc chị B phải bí mật rút tiền tiết kiệm của hai vợ chồng chị và đưa cho bà 200 triệu đồng. Chị B và bà P cùng vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào sau đây?
A. Huyết thống và dòng tộc
B. Chiếm hữu và định đoạt.
C. Hôn nhân và gia đình.
D. Tài chính và công vụ.
-
Câu 18:
C cùng vợ cố ý vi phạm quy định về an toàn thực phẩm trong chế biến thức ăn khiến hai khách hàng bị tử vong. Vợ chồng anh C phải chịu trách nhiệm pháp lí nào sau đây?
A. Hình sự và hành chính.
B. Dân sự và hành chính.
C. Hành chính và kỉ luật.
D. Hình sự và dân sự.
-
Câu 19:
Anh A là công chức của Ủy ban nhân dân huyện X đã nhận 40 triệu đồng và làm giả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho chị B. Anh A đã vi phạm pháp luật nào sau đây?
A. Dân sự và kỉ luật.
B. Dân sự và hình sự.
C. Hành chính và dân sự.
D. Hình sự và kỉ luật.
-
Câu 20:
Với tinh thần xây dựng tổ dân phố kiểu mẫu, ông Q đã viết bài chia sẻ kinh nghiệm phòng, chống tệ nạn xã hội cho bà con. Ông Q đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào sau đây?
A. Tuyên truyền pháp luật.
B. Sử dụng pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật.
D. Phổ biến pháp luật.
-
Câu 21:
Công dân không thực hiện quyền sáng tạo trong trường hợp nào sau đây?
A. Tìm hiểu giá cổ phiếu.
B. Nghiên cứu khoa học, công nghệ.
C. Hợp lí hóa sản xuất.
D. Đưa ra phát minh, sáng chế.
-
Câu 22:
Công dân có thể thực hiện quyền tố cáo trong trường hợp phát hiện
A. thông tin niêm yết chứng khoán.
B. dấu hiệu biến đổi khí hậu.
C. sự thay đổi của chủng virus mới.
D. hành vi khai thác gỗ trái phép.
-
Câu 23:
Người đủ 18 tuổi không được thực hiện quyền bầu cử trong trường hợp nào sau đây?
A. Đang bị tạm giam.
B. Mất năng lực hành vi dân sự.
C. Thực hiện cách li tập trung.
D. Quản chế bắt buộc tại địa phương.
-
Câu 24:
Công dân tự ý sử dụng hộp thư điện tử của người khác là vi phạm quyền nào sau đây?
A. Được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín.
B. Điều chỉnh giá cước viễn thông.
C. Tương tác qua hình thức trực tuyến.
D. Quảng bá dịch vụ truyền dẫn.
-
Câu 25:
Việc khám xét chỗ ở của một người chỉ được tiến hành khi có căn cứ và quyết định của
A. cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
B. đội ngũ thông tấn và báo chí.
C. các tổ chức phi chính phủ.
D. lực lượng tìm kiếm và cứu nạn.
-
Câu 26:
Quyền bình đẳng trong lao động của công dân không thể hiện ở nội dung nào sau đây?
A. Tìm kiếm việc làm theo quy định.
B. Trực tiếp giao kết hợp đồng lao động.
C. Thực hiện thỏa ước lao động tập thể.
D. Tự do khai thác tài nguyên thiên nhiên.
-
Câu 27:
Bình đẳng về việc hưởng quyền trước pháp luật là mọi công dân đều được
A. miễn, giảm mọi loại thuế.
B. công khai danh tính người tố cáo.
C. ủy quyền bỏ phiếu bầu cử.
D. tìm kiếm việc làm theo quy định.
-
Câu 28:
Người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lí phải chịu trách nhiệm hình sự khi thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Từ chối nhận tài sản thừa kế.
B. Tàng trữ, vận chuyển và lưu hành tiền giả.
C. Lấn chiếm công trình giao thông.
D. Xây dựng nhà ở khi chưa được cấp phép.
-
Câu 29:
Người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý vi phạm pháp luật hành chính khi tự ý thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Giúp đỡ phạm nhân vượt ngục.
B. Đi sai làn đường quy định.
C. Đơn phương đề nghị li hôn.
D. Đề xuất thay đổi giới tính.
-
Câu 30:
Công dân thi hành pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Khai báo dịch tễ.
B. Che giấu tội phạm.
C. Từ bỏ định kiến.
D. Hiến máu nhân đạo.
-
Câu 31:
Khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tương ứng với mức giá cả và thu nhập xác định được gọi là
A. độc quyền.
B. cung.
C. cầu.
D. sản xuất.
-
Câu 32:
Một trong những tác động tích cực của quy luật giá trị đối với sản xuất và lưu thông hàng hóa là
A. làm cho năng suất lao động tăng lên.
B. gia tăng phân hóa giàu - nghèo.
C. đẩy mạnh hoạt động đầu cơ, tích trữ.
D. thúc đẩy khủng hoảng kinh tế.
-
Câu 33:
Trong nền kinh tế hàng hóa, thị trường có chức năng cơ bản nào sau đây?
A. Bảo mật thông tin.
B. Phương tiện cất trữ.
C. Kích thích tiêu dùng.
D. Xóa bỏ cạnh tranh.
-
Câu 34:
Những yếu tố của tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của mình được gọi là
A. quan hệ sản xuất.
B. đối tượng lao động.
C. sản phẩm lao động.
D. quy trình sản xuất.
-
Câu 35:
Việc Nhà nước thực hiện chủ trương cấp phát nhu yếu phẩm cho người nghèo trong chiến dịch phòng, chống Covid-19 đã thể hiện nội dung cơ bản của pháp luật về
A. ứng phó với biến đổi khí hậu.
B. nguyên tắc kiểm toán nội bộ.
C. quy trình tham gia bảo hiểm.
D. phát triển các lĩnh vực xã hội.
-
Câu 36:
Một trong những nội dung cơ bản của quyền học tập là mọi công dân đều được
A. thay đổi đồng bộ chương trình.
B. cấp học bổng toàn phần.
C. điều chỉnh phương thức đào tạo.
D. học bằng nhiều hình thức.
-
Câu 37:
Việc Nhà nước áp dụng hình thức điều trị y tế miễn phí cho toàn bộ người dân Việt Nam bị nhiễm Covid-19 là thể hiện nội dung quyền nào sau đây của công dân?
A. Chủ động thẩm tra.
B. Được phát triển.
C. Tham gia đối thoại.
D. Tự phản biện.
-
Câu 38:
Mục đích của tố cáo là nhằm phát hiện, ngăn chặn
A. các việc làm trái pháp luật.
B. mọi thể chế chính trị.
C. hệ tư tưởng chính luận.
D. những trào lưu thịnh hành.
-
Câu 39:
Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội có nghĩa là mọi công dân được biểu quyết các vấn đề trọng đại khi Nhà nước
A. tổ chức trưng cầu ý dân.
B. yêu cầu giãn cách xã hội.
C. ban bố tình trạng khẩn cấp.
D. tiến hành hoạt động cứu trợ.
-
Câu 40:
Quyền ứng cử của công dân được thực hiện bằng hình thức
A. tham khảo danh sách ứng cử.
B. thẩm định công tác bầu cử.
C. được giới thiệu ứng cử.
D. kiểm tra hoạt động bầu cử.