Đề minh họa tốt nghiệp THPT năm 2023 môn GDCD
Bộ GD&ĐT
-
Câu 1:
Theo quy định của pháp luật, một trong những nội dung thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên phương diện kinh tế là công dân thuộc các dân tộc đều được:
A. vay vốn để phát triển sản xuất.
B. tham gia vào bộ máy nhà nước.
C. ứng cử đại biểu Quốc hội.
D. bình đẳng về cơ hội học tập.
-
Câu 2:
Theo quy định của pháp luật, công dân có hành vi vô ý gây thương tích cho người khác là xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về:
A. tính mạng, sức khỏe.
B. danh dự, nhân phẩm.
C. danh tính, địa vị.
D. thân thế, sự nghiệp.
-
Câu 3:
Theo quy định của pháp luật, một trong những nội dung của quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là vợ, chổng có quyền:
A. lạm dụng sức lao động của con.
B. phân biệt đối xử giữa các con.
C. sở hữu tài sản chung.
D. áp đặt công việc riêng.
-
Câu 4:
Một trong những nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội được thể hiện ở việc làm nào sau đây của Nhà nước?
A. Xuất, nhập khẩu mọi loại hàng hóa.
B. Chuyển nhượng giấy phép kinh doanh.
C. San bằng mọi nguồn lợi nhuận.
D. Phòng, chống các tệ nạn xã hội.
-
Câu 5:
Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ và:
A. chênh lệch thu nhập.
B. phân hóa giàu nghèo.
C. phân chia lợi ích.
D. công bằng xã hội.
-
Câu 6:
Theo quy định của pháp luật, công dân báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hành vi sản xuất, kinh doanh hàng giả là sử dụng quyền nào sau đây?
A. Tố cáo.
B. Khiếu nại.
C. Kiến nghị.
D. Phán quyết.
-
Câu 7:
Theo quy định của pháp luật, một trong những nội dung của quyền bình đẳng trong kinh doanh là mọi doanh nghiệp đều phải thực hiện nghĩa vụ:
A. thay đổi hình thức hợp tác.
B. bảo vệ quyền lợi người lao động.
C. sử dụng chuyên gia nước ngoài.
D. mở rộng quy mô sản xuất.
-
Câu 8:
Theo quy định của pháp luật, người dân bàn và quyết định việc đóng góp xây dựng quỹ khuyến học của thôn là thực hiện quyển tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở phạm vi nào sau đây?
A. Cơ sở.
B. Toàn quốc.
C. Cả nước.
D. Quốc gia.
-
Câu 9:
Theo quy định của pháp luật, công dân được tự do sử dụng sức lao động của mình để tìm kiếm việc làm là một trong những nội dung của quyền bình đẳng trong lînh vực:
A. lao động.
B. điều hành.
C. an ninh.
D. tổ chức.
-
Câu 10:
Theo quy định của pháp luật, công dân tự ý vào nhà của người khác là vi phạm quyền bất khả xâm phạm về:
A. thân thể.
B. chỗ ở.
C. sự nghiệp.
D. danh tính.
-
Câu 11:
Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi cung nhỏ hơn cầu thì giá cả thị trường thường cao hơn:
A. hao phí lao động cá biệt.
B. giá trị sử dụng.
C. giá trị hàng hóa.
D. nhu cầu tiêu dùng xã hội.
-
Câu 12:
Một trong những dấu hiệu cơ bản để xác định hành vi vi phạm pháp luật là người vi phạm phải:
A. có người đại diện bảo trợ.
B. có hành vi trái pháp luật.
C. tham gia hội thẩm nhân dân.
D. tham gia bảo vệ hiện trường.
-
Câu 13:
Nội dung của văn bản quy phạm pháp luật do cớ quan cấp dưới ban hành không được trái với nội dung của văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan cấp trên ban hành là thể hiện đặc trưng nào sau đầy của pháp luật?
A. Tính bảo mật tuyệt đối về khuôn mẫu.
B. Tính chủ động tự định đoạt.
C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
D. Tính khái quát về thuật ngữ.
-
Câu 14:
Theo quy định của pháp luật, mỗi cử tri đều có một lá phiếu với giá trị ngang nhau là thể hiện nguyên tắc bầu cử nào sau đây?
A. Bình đẳng.
B. Đại diện.
C. Gián tiếp.
D. Ủy quyền.
-
Câu 15:
Cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm là hình thức thực hiện pháp luật nào sau đây?
A. Đề xuất kế hoạch.
B. Xây dựng kế hoạch.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Thi hành pháp luật.
-
Câu 16:
Theo quy định của pháp luật, một trong những nội dung của quyền học tập là mọi công dân đều được:
A. thay đổi quy trình đào tạo.
B. định đoạt quy trình tuyển sinh.
C. bình đẳng về cơ hội học tập.
D. quyết định chính sách giáo dục.
-
Câu 17:
Bất kì công dân nào đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều được bình đẳng về hưởng quyền và phải:
A. sử dụng thành thạo ngoại ngữ.
B. tự học tập nâng cao trình độ.
C. thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước.
D. giải quyết việc làm ở địa phương.
-
Câu 18:
Học sinh có năng khiếu thể thao đạt giải cao tại Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc được ưu tiên tuyển chọn vào các trường đại học thể dục thể thao là thể hiện nội dung nào sau đây của quyền được phát triển?
A. Được phổ cập giáo dục.
B. Tham gia nghiên cứu khoa học.
C. Bồi dưỡng phát triển tài năng.
D. Hưởng bảo trợ xã hội.
-
Câu 19:
Theo quy định của pháp luật, công dân thực hiện hành vi xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước, có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm phải:
A. từ bỏ mọi nhu cầu cá nhân.
B. từ bỏ quyền thừa kế tài sản.
C. chịu trách nhiệm hình sự.
D. chịu trách nhiệm hành chính.
-
Câu 20:
Theo quy định của pháp luật, việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân chỉ được thực hiện khi có quyết định của chủ thể nào sau đây?
A. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
B. Các tổ chức xã hội nghề nghiệp.
C. Người làm công tác truyền thông.
D. Nhân viên thống kê bưu cục.
-
Câu 21:
Để trở thành hàng hóa, sản phẩm thủ công mỹ nghệ cần phải thỏa mãn một trong những điều kiện nào sau đây?
A. Có công dụng nhất định.
B. Được giới thiệu, quảng cáo.
C. Có bản quyền, thương hiệu.
D. Được ứng dụng công nghệ.
-
Câu 22:
Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm hành chính khi thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Sản xuất trái phép chất ma túy.
B. Tổ chức bắt cóc con tin.
C. Chiếm dụng lòng đường đô thị.
D. Tự ý hủy bỏ hợp đồng thuê nhà.
-
Câu 23:
Theo quy định của pháp luật, người làm nhiệm vụ chuyển phát vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của khách hàng khi thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Giao thư nhầm địa chỉ.
B. Điều chỉnh giá cước điện thoại.
C. Công khai mã vận đơn.
D. Niêm yết quy trình xử lý bưu phẩm.
-
Câu 24:
Theo quy định của pháp luật, công dân tuân thủ pháp luật khi từ chối thực hiện việc làm nào sau đây?
A. Tổ chức lưu hành tiền giả.
B. Tham gia tư vấn hướng nghiệp.
C. Đăng kí hiến tặng nội tạng.
D. Kê khai lí lịch cá nhân.
-
Câu 25:
Theo quy định của pháp luật, công dân thực hiện quyền học không hạn chế trong trường hợp nào sau đây?
A. Đăng kí xét tuyển đại học.
B. Bảo lưu quan điểm cá nhân.
C. Thay đổi phương thức đánh giá.
D. Tiếp cận thông tin đại chúng.
-
Câu 26:
Theo quy định của pháp luật, công dân không được thực hiện quyền bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp trong trường hợp đang bị:
A. tố cáo công khai.
B. mất năng lực hành vi dân sự.
C. quản chế hành chính.
D. tạm giam để phục vụ điều tra.
-
Câu 27:
Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc khi thực hiện việc làm nào sau đây?
A. Phát triển ngôn ngữ bản địa.
B. Xóa bỏ tập quán lạc hậu.
C. Ngăn cản sử dụng chữ viết riêng.
D. Khôi phục làng nghề truyền thống.
-
Câu 28:
Nội dung nào sau đây thể hiện tác động tích cực của quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa?
A. Xóa bỏ mọi loại cạnh tranh.
B. Triệt tiêu hiện tượng lạm phát.
C. Gia tăng khoảng cách giàu nghèo.
D. Nâng cao năng suất lao động.
-
Câu 29:
Theo quy định của pháp luật, công dân có thể thực hiện quyền tố cáo khi phát hiện người nào đó:
A. bị sa thải không rõ lí do.
B. nhận quyết định kỉ luật.
C. khai thác rừng trái phép.
D. lập di chúc thừa kế.
-
Câu 30:
Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của người khác khi thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Tổ chức khiếu nại tập thể.
B. Tung tin, bịa đặt điều xấu.
C. Đe dọa, chiếm đoạt tài sản.
D. Bắt người phạm tội quả tang.
-
Câu 31:
Tại một điểm bầu của đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, sau khi viết phiếu bầu và bỏ phiếu giúp chị H là hàng xóm, chị V phát hiện anh X và anh Y thảo luận rồi cùng thống nhất lựa chọn đại biểu là người có mâu thuẫn với chị. Thấy vậy, chị V đã nhờ các anh sửa lại nội dung phiếu bầu đó nhưng hai anh không đồng ý và tự bỏ phiếu bầu của mình vào hòm phiếu rồi ra về. Chị V, anh X và anh Y cùng vi phạm nguyên tắc bầu cử nào sau đây?
A. Bình đẳng.
B. Bỏ phiếu kín.
C. Trực tiếp.
D. Phổ thông.
-
Câu 32:
Nghi ngờ anh M là đồng nghiệp sao chép dữ liệu trong máy tính của mình nên anh Q đến tận nhà anh M yêu cầu anh cùng mình về trụ sở công an để làm rõ sự việc. Bức xúc bị anh M xúc phạm và đuổi về trước mặt nhiều người, anh Q đã cắt ghép rồi đưa hình ảnh sai lệch về anh M lên mạng xã hội khiến uy tín của anh M bị ảnh hưởng. Anh Q và anh M cùng vi phạm quyền nào sau đây của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
C. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
-
Câu 33:
Tại một cơ quan hành chính Nhà nước có bà K là giám đốc; chị G là kế toán; anh M là công chức phòng tài vụ có em trai là anh N đồng thời là đội trường đội quản lý thị trường. Bị anh M phát hiện việc mình lấy tiền của cơ quan để sử dụng vào việc riêng nên bà K đã chỉ đạo chị G tạo bằng chứng vu khống anh M mắc lỗi nghiêm trọng rồi dựa vào đó bà K thực hiện đúng quy trình và ra quyết định kỉ luật buộc thôi việc đối với anh M. Được anh trai tâm sự, lại vô tình biết chị P là con gái bà K đang kinh doanh mỹ phẩm trên địa bàn mình quản lý nên mặc dù chưa đủ căn cứ nhưng anh N vẫn cố ý lập biên bản và ra quyết định xử phạt chị P về việc bán một số mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, sau đó anh N còn đe dọa buộc chị P phải đua cho anh 20 triệu đồng. Hành vi của những ai sau đây là đối tượng có thể vừa bị khiếu nại vừa bị tố cáo?
A. Bà K và chị G.
B. Bà K, anh N và chị G.
C. Anh N, anh M và chị P.
D. Bà K và anh N.
-
Câu 34:
Tại một công ty mỹ phẩm có ông P là giám đốc, anh H cháu của ông P là trưởng phòng vật tư, chị T là nhân viên văn phòng. Được người quen giới thiệu, ông P đã kí hợp đồng với chị V vừa nhận bằng cử nhân để chị đảm nhận việc kiểm tra chất lượng sản phẩm. Trong quá trình làm việc, chị V bị ông P ép buộc phải làm thêm công việc pha chế sản phẩm dưỡng da. Một lần, có khách hàng sử dụng sản phẩm của công ty và bị dị ứng nên đã đến công ty yêu cầu ông P phải bồi thường. Do ông P không đồng ý nên hai bên xảy ra tranh cãi, bức xúc ông P lớn tiếng xúc phạm khách hàng. Vào thời điểm đó, do có mâu thuẫn từ trước với ông P nên chị T đã dùng điện thoại quay lại toàn bộ sự việc rồi đăng công khai đoạn video đó lên mạng xã hội khiến uy tín của ông P bị ảnh hưởng. Biết được việc làm của chị T, ông P đã quyết định điều chuyển chị T về làm việc cùng bộ phận với chị V. Nhân cơ hội này, anh H đã không cung cấp đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động đạt chuẩn cho chị T như đã cung cấp cho chị V khiến chị T bị tổn hại sức khỏe. Những ai sau đây vi phạm nội dung bình đẳng trong lao động?
A. Ông P và anh H.
B. Anh H, ông P và chị T..
C. Chị T và chị V.
D. Chị V, ông P và anh H.
-
Câu 35:
Chị V là lao động tự do đặt tiệc tại nhà hàng ẩm thực của anh M nhưng không thanh toán đủ số tiền cho anh như đã thỏa thuận trong hợp đồng. Một lần, phát hiện anh M đang lưu thông trên đường, để tránh mặt anh, chị V đã điều khiển xe mô tô vượt đèn đỏ và bị cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt. Những hành vi trên của chị V đã vi phạm pháp luật nào nào sau đây?
A. Kỉ luật và dân sự.
B. Hành chính và kỉ luật.
C. Hình sự và hành chính.
D. Dân sự và hành chính.
-
Câu 36:
Ông V là giám đốc doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Sau khi nhận 300 triệu đồng của chị T, ông V cam kết trong thời gian 3 tháng sẽ hoàn tất thủ tục để chị T đi xuất khẩu lao động. Quá thời hạn trên, dù đã nộp đủ các giấy tờ theo quy định, chị T vẫn không thấy việc ông V thực hiện cam kết với mình nên đã tìm gặp ông V và yêu cầu được giải quyết. Để chiếm đoạt toàn bộ số tiền trên, ông V đã hủy hồ sở của chị T và cắt đứt mọi liên lạc với chị. Bức xúc về hành vi trên của ông V, chị T chụp ảnh bản hợp đồng đã kí kết giữa chị với ông V và viết bài đăng công khai trên trang cá nhân của chị; đồng thời đã tự ý sử dụng hình ảnh của ông V đăng kèm bài viết trên. Biết được việc làm của chị T, ông V đã thuê anh H là lao động tự do đến gặp chị T, đe dọa để buộc chị phải gỡ bài đã dăng. Do chị T không đồng ý nên hai bên xảy ra xô xát, anh H vô ý đẩy ngã chị T khiến bị bị tổn thương cơ thể với tỉ lệ 35%. Biết chuyện xảy ra với vợ mình, anh D là chồng của chị T cùng em rể là N đã đến nhà ông V tạt sơn làm bẩn tường nhà của ông. Những ai sau đây vừa phải chịu trách nhiệm hình sự vừa phải chịu trách nhiệm dân sự?
A. Anh D, anh N và anh H.
B. Ông V và anh H.
C. Anh D và anh N.
D. Ông V, anh H và chị T.
-
Câu 37:
Sau khi cùng nhận bằng cử nhân, chị V tham gia phát triển kinh tế gia đình còn chị K tham gia công tác y tế của xã. Khi được chính quyền địa phương lấy ý kiến về việc triển khai chương trình khởi nghiệp của thanh niên, chị V và chị K đã đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của chương trình. Chị V và chị K cùng thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở phương diện nào sau đây?
A. Chính trị.
B. Kinh tế, quốc phòng.
C. An ninh.
D. Văn hóa, đối ngoại.
-
Câu 38:
Chính quyền thành phố X đã trồng nhiều cây xanh tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp cho không gian sinh sống của người dân. Chính quyền thành phố X đã tạo điều kiện cho người dân hưởng quyền được phát triển nào sau dây?
A. Khuyến khích để phát triển tài năng.
B. Hưởng đời sống vật chất đầy đủ.
C. Miễn phí các loại hình dịch vụ.
D. Tham gia cứu trợ cộng đồng.
-
Câu 39:
Ông H là chủ một cửa hàng chế biến hải sản và bà B là chủ một nhà máy sản xuất bánh kẹo. Việc cơ sở kinh doanh của ông H và bà B luôn tuân thủ đúng các quy định về an ninh, trật tự và an toàn xã hội là thể hiện đặc trưng nào sau đây của pháp luật?
A. Tính bất biến về nội dung.
B. Tính trừu tượng về ngôn ngữ.
C. Tính bảo mật tuyệt đối.
D. Tính quy phạm phổ biến.
-
Câu 40:
Cơ quan X có ông G là giám đốc, bà P là phó giám đốc, chị N là trưởng phòng tổ chức cán bộ, ông K là chủ tịch công đoàn, anh H là nhân viên. Trong cuộc họp tổng kết cuối năm, vì bị chị N lên tiếng phản đối quan điểm của mình về việc điều chuyển nhân sự nên ông G đã ngăn cản không cho chị phát biểu đồng thời xúc phạm và buộc chị N phải rời cuộc họp. Ngồi bên cạnh, thấy anh H định lên tiếng bày tỏ sự đồng tình với ý kiến của chị N, bà P dọa đưa anh vào danh sách tinh giảm biên chế để buộc anh H phải dừng lời. Nghe được câu chuyện giữa bà P và anh H, lại có mâu thuẫn từ trước với anh H, nhân cơ hội này, ông K đã loại anh H ra khỏi danh sách khen thưởng cuối năm. Biết chuyện, chị V vợ anh H đã viết bài xuyên tạc chủ trương quy hoạch cán bộ nguồn cơ quan X đồng thời bịa đặt về đời tư của ông K rồi đăng công khai lên mạng xã hội khiến uy tín của ông K bị ảnh hưởng. Những ai sau đây vừa vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm vừa vi phạm quyền tự do ngôn luận của công dân?
A. Ông K, chị N và anh H.
B. Ông G và chị V.
C. Bà P, chị V và ông G.
D. Chị V và bà P.