X, Y, Z (MX < MY < MZ) là ba peptit mạch hở, được tạo từ các α-aminoaxit như glyxin, alanin, valin; trong đó 3(MX + MZ) = 7MY. Hỗn hợp T chứa X, Y, Z với tỉ lệ mol tương ứng là 6 : 2 : 1. Đốt cháy hết 56,56 gam T trong oxi vừa đủ, thu được nCO2 : nH2O = 48 : 47. Mặt khác, đun nóng hoàn toàn 56,56 gam T trong 400 ml dung dịch KOH 2M vừa đủ, thu được 3 muối. Thủy phân hoàn toàn Z trong dung dịch NaOH, kết thúc phản ứng thu được a gam muối A và b gam muối B (MA < MB). Tỉ lệ a : b là
Hãy suy nghĩ và trả lời câu hỏi trước khi xem đáp án
Lời giải:
Báo saiQuy đổi hỗn hợp thành:
C2H3ON: 0,8 mol
CH2: a mol
H2O: b mol
→ mT = 0,8.57 + 14a + 18b = 56,56
nCO2 = 0,8.2 + a = a + 1,6
nH2O = 0,8.1,5 + a + b = a + b + 1,2
a + 1,6) : (a + b + 1,2) = 48/47
→ a = 0,32 và b = 0,36
Bảo toàn khối lượng → mmuối = mT + mKOH – mH2O = 94,88
→ Mmuối = 118,6 → trong muối chứa Gly-K (vì Gly-K có M = 113 nhỏ nhất)
Số N trung bình = 0,8 / b = 2,22 → X là đipeptit
nH = 0,36 → nX = 0,24; nY = 0,08; nZ = 0,04
Nếu đặt u, v là số mắt xích trong Y và Z thì:
nKOH = 0,24.2 + 0,08u + 0,04v = 0,8
→ 2u + v = 8 → có 2 cặp nghiệm phù hợp là: u = 2; v = 4 hoặc u = 3; v = 2
Do các amino axit có = (a + 0,8.2) : 0,8 = 2,4 nên nGly > 0,48 mol (Gly nhỏ nhất khi hỗn hợp chỉ có Gly và Ala)
→ Dựa vào số mắt xích và số mol của X, Y, Z thì X phải là Gly-Gly thì mới chứa hết lượng Gly lớn như trên
→ MX = 132
T = (6.MX+2.MY+MZ) : 9 = 56,56 : 0,36 → 6MX + 2MY + MZ = 1414
Mà 3MX – 7MY + 3MZ = 0
→ MY = 174; MZ = 274
→ Y là Gly-Val (nghiệm duy nhất)
Vậy u = 2 và v = 4
→ Z là (Gly)2(Ala)2
→ Thủy phân Z thu được nGly-Na = nAla-Na
→ mGly-Na : mAla-Na = 0,874