Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, lần thứ nhất, ánh sáng dùng trong thí nghiệm có hai loại bức xạ \({{\lambda }_{1}}=0,56\text{ }\mu \text{m}\) và \({{\lambda }_{2}}\) với \(0,65\text{ }\mu \text{m}<{{\lambda }_{2}}<0,75\text{ }\mu \text{m}\), thì trong khoảng giữa hai vân sáng gần nhau nhất cùng màu với vân sáng trung tâm có 6 vân sáng màu đỏ \({{\lambda }_{2}}\). Lần thứ 2, ánh sáng dùng trong thí nghiệm có 3 loại bức xạ \({{\lambda }_{1}},\text{ }{{\lambda }_{2}}\) và \({{\lambda }_{3}}\), với \({{\lambda }_{3}}=\frac{2}{3}{{\lambda }_{2}}\). Khi đó trong khoảng giữa 2 vân sáng gần nhau nhất và cùng màu với vân sáng trung tâm có bao nhiêu vân sáng màu đỏ?
Hãy suy nghĩ và trả lời câu hỏi trước khi xem đáp án
Lời giải:
Báo saiĐáp án B
+ Lần thứ nhất: Sử dụng 2 bức xạ \({{\lambda }_{1}}=0,56(\mu m)\) và \({{\lambda }_{2}}\)
Kể luôn 2 vân sáng trùng thì có 8 vân sáng của \({{\lambda }_{2}}\)
→ Vị trí trùng nhau của 2 vân sáng là: \(7{{i}_{2}}\).
Gọi k là số khoảng vân của \({{\lambda }_{1}}$, ta có: $k{{i}_{1}}=7{{i}_{2}}\Leftrightarrow k{{\lambda }_{1}}=7{{\lambda }_{2}}\Rightarrow {{\lambda }_{2}}=\frac{k{{\lambda }_{1}}}{7}\)
\(0,65\text{ }\mu \text{m}<{{\lambda }_{2}}<0,75\text{ }\mu \text{m}\Rightarrow \text{0,65 }\mu \text{m}<\frac{k{{\lambda }_{1}}}{7}<0,75\text{ }\mu \text{m}\Leftrightarrow \text{0,65 }\mu \text{m}<\frac{k.0,56}{7}<0,75\text{ }\mu \text{m}\)
\(\Leftrightarrow 8,125<k<9,375\Rightarrow k=9\Rightarrow {{\lambda }_{2}}=\frac{9.0,56}{7}=0,72\text{ }\mu \text{m}\)
+ Lần thứ 2, sử dụng 3 bức xạ: \({{\lambda }_{1}}=0,56(\mu m);\text{ }{{\lambda }_{2}}=0,72(\mu m);\text{ }{{\lambda }_{3}}=\frac{2}{3}{{\lambda }_{2}}=0,48\text{ }\mu \text{m}\)
Xét vân sáng trùng gần vân sáng trung tâm nhất.
Khi 3 vân sáng trùng nhau \({{x}_{1}}={{x}_{2}}={{x}_{3}}\)
\( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} \frac{{{k_1}}}{{{k_2}}} = \frac{{{\lambda _2}}}{{{\lambda _1}}} = \frac{9}{7} = \frac{{18}}{{14}}\\ \frac{{{k_2}}}{{{k_3}}} = \frac{{{\lambda _3}}}{{{\lambda _2}}} = \frac{2}{3} = \frac{4}{6} = \frac{6}{9} = \frac{8}{{12}} = \frac{{10}}{{15}} = \frac{{12}}{{18}} = \frac{{14}}{{21}}\\ \frac{{{k_1}}}{{{k_3}}} = \frac{{{\lambda _3}}}{{{\lambda _1}}} = \frac{6}{7} = \frac{{12}}{{14}} = \frac{{18}}{{21}} \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} {k_1} = 18\\ {k_2} = 14\\ {k_3} = 21 \end{array} \right.\)
→ Giữa vân trung tâm và vân trùng màu gần vân trung tâm nhất (giữa \({{k}_{2}}=0\) và \({{k}_{2}}=14\)) có 13 vân sáng của bức xạ \({{\lambda }_{2}}\) trong đó có 6 vân trùng màu giữa \({{\lambda }_{2}}\) và \({{\lambda }_{3}}\) (\({{k}_{2}}=2,4,6,8,10,12\)) và 1 vân trùng giữa \({{\lambda }_{1}}\) và \({{\lambda }_{2}}\) (\({{k}_{2}}=7\)).
→ Số vân sáng màu đỏ \({{\lambda }_{2}}\) giữa vân trung tâm và vân trùng màu gần vân trung tâm nhất là: 13-6-1=6 vân.
Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Vật Lý
Trường THPT Lê Trung Đình