Sắp xếp ngẫu nhiên 4 học sinh nam và 6 học sinh nữ vào một dãy 10 ghế. Tính xác suất để không có hai học sinh nam ngồi cạnh nhau.
Hãy suy nghĩ và trả lời câu hỏi trước khi xem đáp án
Lời giải:
Báo saiSố phần tử của không gian mẫu là \(n\left( \Omega \right) = {P_{10}}\, = \,10\,!\, = \,3628800\).
Gọi A là biến cố "không có hai học sinh nam ngồi cạnh nhau".
Mỗi phần tử của A tương ứng với 1 hàng gồm 10 bạn đã cho mà không có hai nam xếp cạnh nhau. Để xếp được 1 hàng như vậy ta thực hiện liên tiếp hai bước:
Bước 1: Xếp 6 bạn nữ thành một hàng,có số cách xếp là 6! = 720 cách.
Bước 2: Chọn 4 trong 7 vị trí xen giữa hai nữ hoặc ngoài cùng để xếp 4 nam ( 2 nam không cạnh nhau) có số cách xếp là \(C_7^4.4! = 840\) cách.
Vậy \(n\left( A \right) = 720.840\, = \,604800\).
Xác suất cần tìm là \(P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega \right)}} = \frac{{604800}}{{3628800}} = \frac{1}{6}\).
Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Toán
Trường THPT Trần Hưng Đạo