Ở ruồi, alen B là gen kháng thuốc DDT trội hoàn toàn so với alen b mẫn cảm với thuốc DDT. Một quần thể ruồi ban đầu có thành phần kiểu gen là 0,2 BB : 0,2 Bb : 0,6 bb. Để diệt ruồi, người ta phun DDT lên quần thể này. Sau một thời gian quần thể ruồi này có thành phần kiểu gen là 0,49 BB : 0,42 Bb : 0,09 bb. Nếu chỉ xét ảnh hưởng của chọn lọc tự nhiên đến quần thể, có bao nhiêu phát biểu về quần thể này là đúng?
I. Thuốc DDT là tác nhân môi trường có tác dụng chọn lọc lên gen B
II. Yếu tố chọn lọc tự nhiên đã tác động trực tiếp lên từng kiểu gen trong quần thể.
III. Trước khi phun DDT, kiểu hình thích nghi là mẫn cảm với DDT, sau khi phun DDT là kiểu hình kháng thuốc. Điều đó chứng tỏ đặc điểm thích nghi chỉ mang tính tương đối.
IV. Tần số alen mẫn cảm với thuốc giảm so với ban đầu là 50%.
Hãy suy nghĩ và trả lời câu hỏi trước khi xem đáp án
Lời giải:
Báo saiI đúng. thuốc DDT có tác dụng chọn lọc, các cá thể mang gen kháng thuốc sẽ sống sót.
II sai, vì chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình, gián tiếp ảnh hưởng đến kiểu gen của quần thể.
III đúng, trước khi phun DDT, kiểu hình thích nghi là kiểu hình mẫn cảm với DDT (vì kiểu gen bb chiếm tỉ lệ lớn nhất); sau khi phun DDT, kiểu hình kháng thuốc là kiểu hình thích nghi.
IV sai. Trước khi phun thuốc, tần số alen mẫn cảm b = 0,7; sau khi phun thuốc, tần số alen b giảm còn 0,3 →
Tần số alen mẫn cảm với thuốc giảm 40%.
Đáp án C
Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Sinh học năm 2023-2024
Trường THPT Hoằng Hóa