Ở ong, những trứng được thụ tinh nở thành ong cái ( gồm ong thợ và ong chúa), những trứng không được thụ tinh nở thành ong đực. Gen A quy định thân xám, alen a quy định thân đen. Gen B quy định cánh dài, cây b quy định cánh ngắn, Hai gen nằm trên một NST thường với khoảng cách 2 gen là 40 cM. Người ta tiến hành cho ong chúa thân xám, cánh dài giao phối với ong đực thân đen, cánh ngắn, F1 thu được 100% thân xám, cánh dài. Lấy một con ong chúa F1 giao phối với ong đực thân xám, cánh ngắn, được F2, biết tỷ lệ thụ tinh là 80%, 100% trứng nở. Theo lý thuyết, tỷ lệ kiểu hình ở đời con F2 này là:
Hãy suy nghĩ và trả lời câu hỏi trước khi xem đáp án
Lời giải:
Báo saiP: \(\dfrac{AB}{AB}\times \dfrac{ab}{O}\) → \(\dfrac{AB}{ab}:\dfrac{AB}{O}\)
Cho ong chúa F1 giao phối với ong đực thân xám, cánh ngắn, \(\dfrac{AB}{ab}\times \dfrac{Ab}{O}\) → \({{F}_{2}}:\left( 0,3AB:0,3ab:0,2aB:0,2Ab \right)Ab\dfrac{AB}{ab}\times \dfrac{Ab}{O}\)
Vì tỷ lệ thụ tinh là 80% → có 80% con cái
Vậy tỷ lệ ở đời sau là
- giới đực : 0,2 × (0,3AB :0,3ab :0,2Ab:0,2aB) → 0,06 xám dài : 0,06 đen, ngắn : 0,04 xám ngắn : 0,04 đen dài
- giới cái : 0,8 × Ab(0,3AB :0,3ab :0,2Ab:0,2aB) → 0,4 xám dài : 0,4 xám ngắn
Vậy tỷ lệ kiểu hình ở đời sau là 46% thân xám, cánh dài: 4% thân đen, cánh dài: 44% thân xám, cánh ngắn : 6% thân đen, cánh ngắn
Đề thi thử THPT QG môn Sinh năm 2018
Trường chuyên Lê Quý Đôn Quảng Trị