Ở một quần thể thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát P có thành phần kiểu gen: 0,2AA:0,6Aa : 0,2aa. Giả sử không có tác động của đột biến, di – nhập gen, chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tần số alen A của quần thể này là 0,5.
II. Nếu đây là quần thể tự thụ phấn thì tỉ lệ cây hoa trắng sẽ tăng dần qua các thế hệ dẫn đến tỉ lệ cây hoa trắng lớn hơn tỉ lệ cây hoa đó.
III. Dù quần thể này tự thụ phấn hay giao phấn ngẫu nhiên thì hiệu số giữa tỉ lệ cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng luôn không thay đổi qua các thế hệ.
IV. Cho tất cả các cây ở thế hệ P tự thụ phấn, tạo ra F1. Cho F1 tự thụ phấn, tạo ra F2. Cho tất cả các cây hoa đỏ ở F2 giao phấn ngẫu nhiên, tạo ra F3. Theo lí thuyết, số cây dị hợp ở F3 chiếm tỉ lệ 120/529.
Hãy suy nghĩ và trả lời câu hỏi trước khi xem đáp án
Lời giải:
Báo saiĐáp án C
A = 0,2AA + 0,6Aa/2 = 0,5 => I đúng.
+ Nếu đây là quần thể tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tăng dần, tỉ lệ kiểu gen dị hợp giảm dần qua các thế hệ => Tỉ lệ cây hoa trắng tăng dần qua các thế hệ.
+ Ở thế hệ xuất phát P có tỉ lệ cây hoa trắng đồng hợp bằng tỉ lệ cây hoa đỏ đồng hợp (0,2AA = 0,2aa) => Tự thụ qua nhiều thế hệ không thể dẫn đến tỉ lệ cây hoa trắng lớn hơn tỉ lệ cây hoa đỏ => II sai
+ Quần thể giao phần ngẫu nhiên, theo định luật Hacdi-Vanbec: 2:0, 25AA:0, 5Aa :0, 25aa => Hiệu số giữa cây hoa trắng và hoa đỏ thuần chúng không thay đổi qua các thế hệ.
+ Quần thể (P) tự thụ luôn cho tỉ lệ AA bằng tỉ lệ aa => III đúng.
F2: 0,425AA:0,15Aa:0,425aa => F2 (hoa đỏ): 17/23AA:6/23Aa => 20/23A:3/23a
=> Số cây dị hợp F3 = 2 x 20/23 x 3/23 = 120/529 => IV đúng.
Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Sinh
Trường THPT Nguyễn Trường Tộ