Nhỏ từ từ đến dư dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch gồm Al2(SO4)3 và AlCl3. Sự phụ thuộc của khối lượng kết tủa vào số mol Ba(OH)2 được biểu diễn bằng đồ thị dưới đây. Nếu số mol Ba(OH)2 đã dùng là 0,065 mol, thì lượng kết tủa thu được sẽ là:
Hãy suy nghĩ và trả lời câu hỏi trước khi xem đáp án
Lời giải:
Báo saiGọi \(\left\{ \begin{array}{l} A{l_2}{(S{O_4})_3}:a(mol)\\ AlC{l_3}:b(mol) \end{array} \right.\)
Ta có bản chất thứ tự các phản ứng xảy ra như sau:
3Ba(OH)2 + Al2(SO4)3 → 2Al(OH)3 ↓ + 3BaSO4 ↓ (1)
3a a 2a 3a
3Ba(OH)2 + 2AlCl3 → 2Al(OH)3 ↓ + 3BaCl2 (2)
1,5b b b
Ba(OH)2 + 2Al(OH)3 → Ba(AlO2)2 + 4H2O (3)
(a + 0,5b) (2a + b)
Tại A: \(\to m{{\downarrow }_{\max }}={{m}_{BaS{{O}_{4}}}}+{{m}_{Al{{(OH)}_{3}}}}=233.3a+78(2a+b)=10,11\) (4)
Tại B: \(\to {{n}_{Ba{{(OH)}_{2}}}}=4\text{a}+2b=0,08\) (5)
Vậy:
\( \to \left\{ \begin{array}{l} a = 0,01(mol)\\ b = 0,02(mol) \end{array} \right. \to y = 3{\rm{a}} + 1,5b = 0,06(mol)\)
Khi kết tủa đạt cực đại tại A, nếu tiếp tục nhỏ thêm Ba(OH)2 vào, chỉ có Al(OH)3 bị hòa tan. Đoạn AB chính là đoạn hòa tan kết tủa. Tại điểm B, kết tủa Al(OH)3 bị hòa tan hết, đường đồ thị nằm ngang khi tăng lượng Ba(OH)2 là đường kết tủa BaSO4 không đổi.
Theo đầu bài \(\to {{n}_{Ba{{(OH)}_{2}}}}\) dùng để hòa tan Al(OH)3 = 0,065 – 0,06 = 0,005 (mol)
Ba(OH)2 + 2Al(OH)3 → Ba(AlO2)2 + 4H2O
0,005 → 0,01
Khối lượng kết tủa còn lại là: m = 10,11 – 0,01.78 = 9,33 (gam).
Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học
Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền Lần 2