Một vật tham gia đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, nhưng vuông pha nhau, có biên độ tương ứng là \({{A}_{1}}\) và\({{A}_{2}}\). Biết dao động tổng hợp có phương trình \(x=16\cos \omega t\) (cm) và lệch pha so với dao động thứ nhất một góc\({{\alpha }_{1}}\). Thay đổi biên độ của hai dao động, trong đó biên độ của dao động thứ hai tăng lên \(\sqrt{15}\) lần (nhưng vân giữ nguyên pha của hai dao động thành phần) khi đó dao động tổng hợp có biên độ không đổi nhưng lệch pha so với dao động thứ nhất một góc\({{\alpha }_{2}}\), với\({{\alpha }_{1}}+{{\alpha }_{2}}=\frac{\pi }{2}\). Giá trị ban đầu của biên độ \({{A}_{2}}\) là
Hãy suy nghĩ và trả lời câu hỏi trước khi xem đáp án
Lời giải:
Báo saiÁp dụng phương pháp giản đồ vecto
\(\overrightarrow{{{A}_{1}}}\bot \overrightarrow{{{A}_{2}}}\) (1)
\(\overrightarrow{{{A}_{1}}}\bot \overrightarrow{A_{1}^{/}}\) (2)
\(\overrightarrow{A}\) không đổi (3)
Từ (1), (2), (3) ta thấy rằng các điểm \(\overrightarrow{{{A}_{1}}},\overrightarrow{{{A}_{2}}},\overrightarrow{{{A}^{/}}_{1}},\overrightarrow{{{A}^{/}}_{2}},\overrightarrow{A}\) luôn nằm trên đường tròn có đường kính là \(\overrightarrow{A}\). Cho nên tam giác \(\overrightarrow{{{A}_{2}}},\overrightarrow{A},\overrightarrow{A_{2}^{/}}\) vuông tại \(\overrightarrow{A}\)
Vậy, \(A_{2}^{2}+A_{2}^{{{/}^{2}}}={{A}^{2}}\to A_{2}^{2}+{{\left( {{A}_{2}}\sqrt{15} \right)}^{2}}={{16}^{2}}\to {{A}_{2}}=4cm\) → chọn A.
Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Vật Lý
Trường THPT Hồng Lĩnh