Đường lối kháng chiến chống Pháp trong những năm (1946-1954) của Đảng ta là
Hãy suy nghĩ và trả lời câu hỏi trước khi xem đáp án
Lời giải:
Báo sai- Tính chính nghĩa:
+Chúng ta kháng chiến, chiến đấu là để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nền độc lập, tự do, bảo vệ chính quyền
+Trong cuộc chiến tranh này, Pháp là kẻ xâm lược, phi nghĩa.
+Đảng, Chính phủ và nhân dân ta ngay từ đầu thể hiện rõ thiện chí hòa bình, không muốn gây chiến tranh với Pháp, đã nhượng bộ cho chúng một số quyền lợi nhưng quân Pháp vẫn khiêu khích, giết hại dân thường, gửi tối hậu thư đòi Chính phủ ta phải giải tán lực lượng chiến đấu, nếu không sẽ nổ súng…Tất cả những điều đó dã tâm xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp =>cuộc kháng chiến toàn quốc đã bùng nổ.
- Tính nhân dân:
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của chúng ta mang tính nhân dân: vì toàn dân kháng chiến, toàn dân đánh giặc, trong đó lấy lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt. Đường lối này xuất phát từ truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc ta, từ mục đích của cuộc kháng chiến, từ quan điểm “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” của chủ nghĩa Mác-Lê nin, từ tư tưởng “chiến tranh nhân dân” của Chủ tịch Hồ Chí Minh và từ chủ trương “kháng chiến toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh…”. Muốn phát huy sức mạnh của toàn dân kháng chiến phải đánh lâu dài, muốn có lực lượng đánh lâu dài phải huy động lực lượng toàn dân. Có lực lượng toàn dân tham gia mới thực hiện được kháng chiến toàn diện và tự lực cánh sinh
Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Lịch Sử
Trường THPT Đoàn Thị Điểm