300+ câu trắc nghiệm Kinh tế môi trường
Với hơn 300+ câu hỏi trắc nghiệm về Kinh tế môi trường được tracnghiem.net chia sẻ, hi vọng sẽ trở thành nguồn kiến thức bổ ích giúp các bạn sinh viên chuyên ngành kinh tế ôn thi đạt kết quả cao. Bộ đề tập trung vào các nội dung như: nguyên nhân cơ bản của suy thoái môi trường theo 2 quan điểm kinh tế học, hướng dẫn thực hiện các phương pháp định giá phi thị trường để ước tính chi phí kinh tế của các thiệt hại môi trường hoặc các lợi ích kinh tế của các dự án/chính sách cải thiện chất lượng môi trường....Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam năm 2005, việc đánh giá môi trường chiến lược được hiểu đầy đủ theo ý nào dưới đây?
A. Là việc dự báo các tác động đến môi trường của dự án quy hoạch nhằm đảm bảo phát triển bền vững.
B. Là việc phân tích các tác động đến môi trường của dự án chiến lược nhằm đảm bảo phát triển bền vững.
C. Là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nhằm đảm bảo phát triển bền vững.
D. Là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển trước khi phê duyệt nhằm đảm bảo phát triển bền vững.
-
Câu 2:
Theo nhà kinh tế học nào sau đây cho rằng đất đai chính là giới hạn của tăng trưởng, phát triển kinh tế?
A. Adam Smith
B. David Ricardo
C. J.Keynes
D. Wiliam Petty
-
Câu 3:
Theo phương thức và khả năng tái tạo thì tài nguyên được phân loại thành:
A. Tài nguyên tái tạo và tài nguyên không tái tạo.
B. Tài nguyên con người, tài nguyên thiên nhiên.
C. Tài nguyên nước, tài nguyên đất.
D. Tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên xã hội.
-
Câu 4:
Vấn đề gì sẽ xảy ra khi có nhập khẩu những công nghệ cũ trên thế giới vào Việt Nam?
A. Ô nhiễm rác thải
B. Ô nhiễm công nghệ
C. Chuyển dịch ô nhiễm
D. Chuyển dịch ô nhiễm gây ra ô nhiễm rác thải nặng nề
-
Câu 5:
Vấn đề ô nhiễm do công nghiệp tại Việt Nam có thể bắt đầu từ những nguyên nhân nào sau đây?
A. Do khí thải tạo ra từ các khu công nghiệp.
B. Do xây dựng quá nhiều các khu công nghiệp.
C. Do xử lý nước thải tại các khu công nghiệp yếu kém.
D. Do nước thải, khí thải tại các khu công nghiệp không được xử lý tốt.
-
Câu 6:
Việc không xử lý nước sinh hoạt, thải thẳng ra biển trực tiếp gây ô nhiễm nào?
A. Ô nhiễm biển.
B. Ô nhiễm biển và đại dương.
C. Ô nhiễm mạch nước ngầm.
D. Ô nhiễm nước sông.
-
Câu 7:
Việc xây dựng đập thuỷ điện Xayaburi có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tài nguyên nào tại Việt Nam?
A. Tài nguyên đất
B. Tài nguyên rừng
C. Tài nguyên nước biển
D. Tài nguyên nước sông Mekong
-
Câu 8:
Ý kiến của phường, xã, thị trấn về việc tán thành hoặc không tán thành đối với biện pháp bảo vệ môi trường của dự án là nội dung của báo cáo nào dưới đây?
A. Đánh giá tác động ngành.
B. Đánh giá môi trường chiến lược.
C. Đánh giá tác động môi trường.
D. Phản đối dự án của địa điểm nới thực hiện dự án.
-
Câu 9:
Chọn đáp án đúng nhất trong các câu hỏi dưới đây:
A. Bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo
B. Bao gồm tất cả các yếu tố bên ngoài tác động đến một đối tượng hay sự vật
C. Bao gồm yếu tố tự nhiên, nhân tạo và xã hội
-
Câu 10:
Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành:
A. Môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và môi trường nhân tạo
B. Môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo
C. Môi trường tự nhiên, môi trường xã hội
D. Môi trường nhân tạo, môi trường xã hội
-
Câu 11:
Môi trường gồm các chức năng cơ bản:
A. Là không gian sống, nơi cung cấp tài nguyên và chứa đựng chất thải
B. Nơi giảm nhẹ các tác động của tự nhiên đến con người và sinh vật
C. Nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người
D. Cả 3 chức năng trên
-
Câu 12:
Theo quan điểm hệ thống, môi trường bao gồm các đặc trưng:
A. Tính cơ cấu, tính động, tính mở
B. Tính cơ cấu, tính động
C. Tính mở
D. Tính cơ cấu, tính động, tính mở và khả năng tự tổ chức tự điều chỉnh
-
Câu 13:
Trong 4 đặc trưng cơ bản của môi trường, đặc trưng quan trọng nhất là:
A. Tính cơ cấu phức tạp
B. Tính động
C. Tính mở
D. Khả năng tự tổ chức tự điều chỉnh
-
Câu 14:
Tính cơ cấu phức tạp của hệ thống môi trường được hiểu:
A. Là một hệ thống gồm nhiều phần tử hợp thành
B. Là một hệ thống gồm nhiều phần tử có thể được phân chia theo chức năng và theo thang cấp
C. Là hệ thống của nhiều phần tử có mối liên hệ đan xen nhiều chiều
-
Câu 15:
Tính động của hệ thống môi trường nói lên:
A. Sự vận động của các phần tử trong hệ thống môi trường
B. Sự vận động của các phần tử và mối liên hệ giữa các phần tử trong hệ thống môi trường
C. Sự vận động của các phần tử và mối liên hệ giữa các phần tử để thiết lập một trạng thái cân bằng
-
Câu 16:
Ô nhiễm môi trường là:
A. Sự làm thay đổi tính chất vật lý, hóa học và sinh học của môi trường
B. Sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường
C. Sự di chuyển các chất độc hại hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe con người và sinh vật
D. Cả b và c
-
Câu 17:
Sự cố môi trường do:
A. Tác động bất thường của tự nhiên: bão, lũ, hạn hán, động đất, núi lửa…
B. Tác động tiêu cực của con người: hỏa hoạn, sự cố trong tìm kiếm thăm dò vận chuyển và khai thác dầu khí, khoáng sản; sự cố trong các nhà máy nguyên tử.
C. Chủ yếu do con người gây ra.
D. Cả a và b
-
Câu 18:
Tài nguyên thiên nhiên theo quan điểm của kinh tế môi trường được phân loại gồm:
A. tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật
B. tài nguyên vô hạn và tài nguyên hữu hạn
C. tài nguyên có khả năng tái tạo và tài nguyên không có khả năng tái tạo
D. không có ý nào đúng
-
Câu 19:
Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển:
A. Là đối lập nhau theo kiểu loại trừ
B. Môi trường là địa bàn và đối tượng của phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên những biến đổi môi trường
C. Phát triển chỉ gây ra những ảnh hưởng xấu đến môi trường
D. Là mối quan hệ qua lại hai chiều và muốn có được sự phát triển bền vững thì phải có sự kết hợp hài hòa giữa phát triển và môi trường
-
Câu 20:
Chất lượng môi trường được coi là hàng hóa khi:
A. Sản xuất phát triển ở trình độ cao và tái sản xuất chất lượng môi trường được đặt ra như một yếu tố khách quan để cho quá trình sản xuất được thực hiện liên tục
B. Chất lượng môi trường được mua – bán trong nền kinh tế thị trường
C. Kinh tế hàng hóa phát triển, có thể tiền tệ hóa được các chi phí khắc phục môi trường
D. Cả a và c
-
Câu 21:
Ngoại ứng (ảnh hưởng ngoại lai) trong kinh tế được hiểu:
A. là sự tác động lên đối tượng khác
B. là hiện tượng không thể tránh được trong nền kinh tế thị trường
C. là những ảnh hưởng lên đối tượng khác nhưng không được tính vào hệ thống kinh tế
D. là những tác động lên đối tượng khác tạo ra lợi ích hoặc tổn thất cho họ nhưng xét trên quan điểm xã hội thì ngoại ứng không gây tổn thất phúc lợi xã hội
-
Câu 22:
Thất bại thị trường do Ngoại ứng gây ra là:
A. Sản xuất/ tiêu dùng ở mức lớn hơn mức tối ưu xã hội
B. Sản xuất/ tiêu dùng ở mức thấp hơn mức tối ưu xã hội
C. Luôn tạo ra động cơ để người sản xuất/ tiêu dùng đẩy chi phí cho xã hội
D. Sản xuất/ tiêu dùng ở mức lớn hơn mức tối ưu xã hội trong trường hợp ngoại ứng tiêu cực và Sản xuất/ tiêu dùng ở mức thấp hơn mức tối ưu xã hội trong trường hợp ngoại ứng tích cực
-
Câu 23:
Khi xảy ra ngoại ứng tiêu cực:
A. Chi phí biên xã hội lớn hơn chi phí biên của cá nhân do xã hội phải chịu thêm chi phí ngoại ứng
B. Chi phí biên cá nhân cũng là chi phí biên xã hội
C. Lợi ích biên xã hội nhỏ hơn lợi ích biên cá nhân do cá nhân đã đẩy được chi phí ngoại ứng cho xã hội
-
Câu 24:
Tổn thất phúc lợi xã hội trong trường hợp xảy ra ngoại ứng tiêu cực:
A. Là không có vì thiệt hại của người này là lợi ích của người khác
B. Là do có sự chênh lệch giữa mức hoạt động tối ưu cá nhân và mức hoạt động tối ưu xã hội
C. Thể hiện sự chênh lệch giữa chi phí của xã hội với chi phí của cá nhân
-
Câu 25:
Khi xảy ra ngoại ứng tích cực:
A. Lợi ích xã hội luôn lớn hơn lợi ích của cá nhân do xã hội nhận được thêm lợi ích ngoại ứng
B. Lợi ích xã hội không thay đổi
C. Chi phí của xã hội nhỏ hơn chi phí của cá nhân do xã hội nhận được lợi ích ngoại ứng