200 câu trắc nghiệm Kỹ thuật môi trường
Chia sẻ hơn 200 câu hỏi ôn thi trắc nghiệm môn Kỹ thuật môi trường có đáp án dành cho các bạn sinh viên các khối ngành có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (20 câu/20 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Tính bề cao của ống dẫn khí vào xiclon chùm, biết lưu lượng khí cần lọc L = 16000 m3 /h, Khỏang cách 2 xiclon con: M = 0,18m, vận tốc vào xiclon là: vvào = 10 m/s, đường kính ống thoát khí sạch của xiclon con: d1 = 0,083 m, n = 8 chiếc xiclon:
A. 0,26 m
B. 0,62 m
C. 0,54 m
D. 0,65 m
-
Câu 2:
Xác định vận tốc thực tế dòng không khí trong Xyclon hình côn xoắn SDK. Biết rằng lưu lượng khí qua Xyclon là L = 12000 m3 /h. Giả sử số lượng Xyclon là 1, đường kính của xiclon là; 1,6 m:
A. 1,658 m/s
B. 1,568 m/s
C. 1,678 m/s
D. 1.785 m/s
-
Câu 3:
Tính vận tốc tiếp tuyến trung bình bên trong của xiclon biết vận tốc khí vào xiclon là vE = 16 m/s:
A. 11,35 m/s
B. 10.95 m/s
C. 12,01 m/s
D. 11,2 m/s
-
Câu 4:
Hấp phụ là quá trình hút khí(hơi) hay chất lỏng bằng bề mặt chất rắn xốp. Chất khí hay hơi bị hút gọi là….(1)…., chất rắn xốp dùng để hút khí(hơi) gọi là …(2)….và những khí không bị hấp phụ gọi là…(3)….:
A. Chất bị hấp phụ, chất hấp phụ, khí trơ
B. Khí trơ, chất hấp phụ, chất bị hấp phụ
C. Khí bị hấp phụ, khí trơ, chất hấp phụ
D. Khí bị hấp phụ, chất bị hấp phụ, khí trơ
-
Câu 5:
Nhiệt hấp phụ là:
A. Nhiệt ngưng tụ
B. Nhiệt thấm ướt
C. Nhiệt ngưng tụ, nhiệt thấm ướt
D. Nhiệt
-
Câu 6:
Hấp phụ là hiện tượng các phân tử chất khí, lỏng, các ion được giữ lại trên bề mặt phân cách pha. Bề mặt phân cách pha có thể là:
A. Khí – lỏng, lỏng – lỏng
B. Khí – lỏng, khí – rắn
C. Khí – rắn, lỏng – rắn
D. Khí – lỏng, lỏng – lỏng, khí – rắn, lỏng – rắn
-
Câu 7:
Sự khác biệt cơ bản giữa xử lý khí bằng biện pháp hấp phụ và hấp thụ:
A. Hấp thụ: Chất hấp thụ là chất rắn, quá trình xảy ra sâu trong lòng chất rắn Hấp phụ: Chất hấp phụ là chất lỏng
B. Hấp thụ: Chất hấp thụ là chất lỏng, quá trình xảy ra sâu trong lòng chất lỏng Hấp phụ: Chất hấp phụ là chất rắn, quá trình xảy ra trên bề mặt của chất rắn
C. Hấp thụ: Chất hấp thụ là chất lỏng Hấp phụ: Chất hấp phụ là chất rắn
D. Hấp thụ: Chất hấp thụ là chất lỏng Hấp phụ: Chất hấp phụ là chất rắn, quá trình xảy ra sâu trong lòng chất lỏng
-
Câu 8:
Vật liệu hấp phụ cần đáp ứng yêu cầu:
A. Có khả năng hấp phụ cao
B. Phạm vi tác dụng, có độ bền cơ học cấn thiết
C. Có khả năng hoàn nguyên dễ dàng
D. Có khả năng hấp phụ cao, Phạm vi tác dụng, có độ bền cơ học cấn thiết, Có khả năng hoàn nguyên dễ dàng
-
Câu 9:
Hoàn nguyên vật liệu hấp phụ bằng các phương pháp:
A. Nhiệt, áp suất
B. Áp suất, khí trơ
C. Nhiệt, khí trơ
D. Nhiệt, áp suất, khí trơ
-
Câu 10:
Vật liệu nào dưới đây không được xem là chất hấp phụ trong kỹ thuật xử lý khí thải:
A. Than hoạt tính
B. Hạt gốm sứ
C. Silicagel
D. Alumogel
-
Câu 11:
Đặc điểm chính khi sử dụng phương pháp hấp phụ các chất ô nhiễm không khí trong các Suirbo:
A. Lựa chọn dung môi thích hợp
B. Tỷ lệ pha lỏng / pha khí (L/G) tối thiểu
C. Lựa chọn thiết bị hấp phụ
D. Chiều cao của tháp
-
Câu 12:
Các chất hấp phụ như: Than hoạt tính, silicagel, alumogel… làm việc hiệu quả nhất với chất:
A. Hydrocacbon
B. NO2
C. H2S
D. SO2
-
Câu 13:
Trong kỹ thuật xử lý SO2, người ta không sử dụng chất nào để hấp phụ:
A. MgO
B. CaCO3
C. ZnO
D. NaOH
-
Câu 14:
Công nghệ xử lý Flo, người ta không áp dụng biện pháp:
A. Dùng nước để hấp thu
B. Dùng NH3 để hấp thu
C. Dùng NaOH để hấp thu
D. Dùng than hoạt tính để hấp phụ
-
Câu 15:
Xử lý SO2 bằng phương pháp hấp phụ sau đây phương pháp nào có các chỉ tiêu kỹ thuật – kinh tế cao nhất:
A. Phương pháp đá vôi
B. Phương pháp vôi nung
C. Phương pháp amoniac
D. Phương pháp magie
-
Câu 16:
Trong kỹ thuật xử lý H2S người ta không sử dụng:
A. H2O
B. NaOH
C. CaCO3
D. CH4
-
Câu 17:
Xử lý hơi, khí độc hiệu quả nhất theo phương pháp:
A. Hấp phụ bằng than hoạt tính
B. Hấp thụ bằng các dung dịch
C. Phát tán váo khí quyển
D. Thiêu đốt
-
Câu 18:
Công nghệ xử lý Clo người ta không áp dụng biện pháp:
A. Dùng H2O
B. Dùng Ca(OH)2
C. Dùng SO2
D. Dùng than hoạt tính
-
Câu 19:
Trong kỹ thuật xử lý khí NOx người ta sử dụng:
A. H2O
B. (NH4)2CO3
C. CH4
D. CaCO3
-
Câu 20:
Trong quá trình thực hiện hấp phụ động lực học với lớp hấp phụ xốp mịn có độ cao khoảng 30-50 cm, vận tốc dòng lưu chất hơi từ 0.3-0.5m/s và nồng độ đầu của chất hấp phụ là 10- 20g/m3 thì đại lượng N thông thường là bao nhiêu:
A. 0.5-0.6
B. 0.6-0.7
C. 0.7-0.8
D. 0.8-0.9