270+ câu trắc nghiệm Thiết kế cầu đường hầm giao thông
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Thiết kế cầu đường hầm giao thông được tracnghiem.net sưu tầm và chia sẻ cho các bạn sinh viên chuyên ngành Xây dựng tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/45 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Mục đích của việc bố trí điểm đổi dốc theo bình đồ?
A. Để đảm bảo tàu chạy an toàn và êm thuận
B. Để thực hiện siêu cao một cách dễ dàng và chính xác
C. Để đường cong nối dốc đứng của trắc dọc trùng với đường cong hoãn hòa trên bình đồ
D. Để đường cong nối dốc đứng của trắc dọc không trùng với đường cong hoãn hòa trên bình đồ
-
Câu 2:
Chiều rộng khảo sát để lập bình đồ khu vực đường hầm là bao nhiêu?
A. Mở rộng ra mỗi phía của tim hầm dự kiến và kéo dài về mỗi phía cửa hầm dự kiến là 100m
B. Mở rộng ra mỗi phía của tim hầm dự kiến và kéo dài về mỗi phía cửa hầm dự kiến là 150m
C. Mở rộng ra mỗi phía của tim hầm dự kiến và kéo dài về mỗi phía cửa hầm dự kiến là 200m
D. Mở rộng ra mỗi phía của tim hầm dự kiến và kéo dài về mỗi phía cửa hầm dự kiến là 250m
-
Câu 3:
Chiều sâu lỗ khoan khảo sát địa chất công trình đối với đường hầm là bao nhiêu?
A. Sâu hơn cao độ đáy hầm dự kiến và sâu vào tầng đá ổn định ít nhất là 15 lần đường kính lỗ khoan.
B. Sâu hơn cao độ đáy hầm dự kiến và sâu vào tầng đá ổn định ít nhất là 5 m.
C. Sâu hơn cao độ đáy hầm dự kiến và sâu vào tầng đá ổn định ít nhất là 6 m.
D. Sâu hơn cao độ đáy hầm dự kiến và sâu vào tầng đá ổn định ít nhất là 5 lần khoảng cách khe nứt khảo sát được.
-
Câu 4:
Trước khi về ga giả sử cần thiết kế 3 đường cong liên tiếp, hãy chỉ ra tập hợp bán kính đường cong nào là hợp lý nhất?
A. 1000 – 800 – 600 m – Ga
B. 800 – 800 – 800 m – Ga
C. 600 – 800 – 1000 m – Ga
D. 1000 – 600 – 800 m – Ga
-
Câu 5:
Khi nền ga nằm trên trắc dọc hình lồi thì đoạn dốc trước ga cần thiết kế:
A. Độ dốc lớn để tàu ra ga có khả năng tăng tốc nhanh
B. Đảm bảo đoàn tàu dừng đỗ an toàn
C. Trên chiều dài tối thiểu bằng chiều dài đoàn tàu phải đảm bảo điều kiện khởi động
D. Cả đáp án b và c
-
Câu 6:
Theo tiêu chuẩn Việt Nam, chiều cao sóng H1% được hiểu là:
A. Chiều cao trung bình của 1% con sóng lớn nhất
B. Chiều cao sóng với tần suất xuất hiện 1%.
C. Chiều cao sóng lớn nhất với ứng với chu kỳ lặp lại 100 năm
D. Chiều cao sóng ứng với vận tốc gió với chu kỳ lặp 100 năm
-
Câu 7:
Trọng tải tầu (DWT) được hiểu là:
A. Lượng hàng lớn nhất mà tầu chở được
B. Tổng trọng lượng tầu và lượng hàng lớn nhất mà tầu chở được.
C. Tổng trọng lượng tầu, nhiên liệu, nước ballast và lượng hàng lớn nhất mà tầu chở được.
D. Trọng lượng tầu lớn nhất không kể hàng
-
Câu 8:
Để đánh giá việc vạch tuyến của một đoạn tuyến là khó khăn có thể dựa vào những thông số nào sau đây?
A. Các thông số về bình đồ và trắc dọc tuyến
B. Khối lượng công tác xây dựng và giá thành xây dựng
C. Số lượng công trình nhân tạo lớn như : cầu, hầm, ...
D. Cả ba đáp án trên
-
Câu 9:
Khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc trên đường cong được nới rộng như thế nào so với khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc trên đường thẳng?
A. Nới rộng về phía bụng đường cong
B. Nới rộng về phía lưng đường cong
C. Nới rộng về cả phía bụng và phía lưng đường cong
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
-
Câu 10:
Hầm có chiều dài 1500m, cao độ điểm khống chế ở hai phía của hầm khác nhau. Hãy cho biết dạng trắc dọc của đường hầm như thế nào thì hợp lý?
A. Một hướng dốc, nối cao độ của hai cửa.
B. Hai hướng dốc, điểm đổi dốc nằm ở giữa hầm.
C. Hai hướng dốc, điểm đổi dốc nằm lệch về phía cửa hầm cao hơn.
D. Hai hướng dốc, có đoạn nằm ngang nằm giữa hai hướng dốc
-
Câu 11:
Hệ thống chống thấm cho vỏ hầm lắp ghép của đường tầu điện ngầm thuộc dạng nào trong những loại kể tên sau:
A. Chống thấm thoát nước.
B. Chống thấm không tháo nước.
C. Chống thấm bị động.
D. Chống thấm bằng lớp vỏ bọc kín
-
Câu 12:
Khi xem xét đến yếu tố sóng, hướng tuyến luồng nên được bố trí:
A. Song song với hướng sóng
B. Vuông góc với hướng sóng
C. Tạo với hướng sóng tới góc khoảng 25-30 độ.
D. Không phụ thuộc vào hướng sóng
-
Câu 13:
Độ dằn của tầu (độ chìm xuống của tầu so với mực nước tĩnh) lớn nhất khi:
A. Vận tốc chạy tầu lớn và độ sâu chạy tầu nhỏ
B. Vận tốc chạy tầu lớn và độ sâu chạy tầu lớn
C. Vận tốc chạy tầu nhỏ và độ sâu chạy tầu lớn
D. Vận tốc chạy tầu nhỏ và độ sâu chạy tầu nhỏ.
-
Câu 14:
Khi kiểm tra mức độ khó khăn của quá trình hành hải, phương pháp nào sau đây được sử dụng:
A. Phương pháp thực nghiệm
B. Phương pháp chuyên gia
C. Phương pháp mô phỏng lái tầu
D. Cả 3 phương pháp trên
-
Câu 15:
Tại sao độ dốc dọc tối đa cho phép trên các tuyến đường sắt đô thị lại có thể lớn hơn so với các tuyến đường sắt quốc gia?
A. Vì trên tuyến đường sắt đô thị sử dụng sức kéo điện
B. Vì đường sắt đô thị chỉ phục vụ chở hành khách nên khối lượng đoàn tàu nhẹ
C. Do yêu cầu khắc phục cao độ rất nhanh của tuyến đường sắt đô thị
D. Cả ba đáp án trên
-
Câu 16:
Hãy giải thích tại sao trong các đường hầm thi công theo phương pháp mỏ truyền thống không áp dụng được biện pháp che phủ bằng lớp vải nhựa để chống thấm?
A. Vì vách hang đào không được làm nhẵn bằng lớp bê tông phun.
B. Có thể nhưng người ta không áp dụng.
C. Vì trong phương pháp mỏ truyền thống, vỏ hầm được đổ bê tông theo từng phần.
D. Vì lớp vỏ bê tông được thiết kế dày đảm bảo chống thấm và chống dột
-
Câu 17:
Hãy cho biết cửa hầm có tường chắn được áp dụng trong những trường hợp nào?
A. Hầm đường sắt.
B. Khẩu độ nền đào phía trước cửa hầm hẹp.
C. Khả năng sụt trượt của các ta luy nền đào cửa hầm lớn
D. Đường hầm thi công theo phương pháp mỏ truyền thống
-
Câu 18:
Cho biết số lượng lỗ khoan được thực hiện khi tiến hành khảo sát địa chất công trình khu vực đường hầm xuyên núi.
A. Mỗi phía cửa hầm 1 lỗ khoan, dọc theo tim hầm 150m/lỗ khoan.
B. Mỗi phía cửa hầm 2 lỗ khoan, dọc theo tim hầm tối đa 150m/lỗ khoan
C. Mỗi phía cửa hầm 2 lỗ khoan, dọc theo tim hầm tối đa 100m/lỗ khoan.
D. Mỗi phía cửa hầm 1 hàng 3 lỗ khoan, dọc theo tim hầm 100\(\div\)150m/lỗ khoan.
-
Câu 19:
Hãy cho biết nguyên tắc chọn hướng ưu tiên khi chọn tuyến cho đường hầm xuyên núi là gì?
A. Tim hầm chạy song song với đường phương.
B. Tim hầm cắt vuông góc với đường phương.
C. Ưu tiên cho việc chọn vị trí hai cửa hầm.
D. Ưu tiên cho vị trí khống chế của tuyến đường
-
Câu 20:
Phương pháp (mô hình) nào sau đây được sử dụng để xác định chiều cao sóng thiết kế:
A. Mô hình mô phỏng
B. Mô hình vật lý
C. Mô hình thực nghiệm
D. Mô hình toán
-
Câu 21:
Khi thiết kế trắc dọc đường ô tô cao tốc TCVN 5729: 2012quy định chiều dài tối thiểu tùy thuộc vào cấp đường và phải đủ để bố trí chiều dài đường cong đứng. Với đường cấp 100 ( Vtk = 100 km/h) chiều dài tối thiểu là bao nhiêu trong các phương án sau:
A. Chiều dài tối thiểu 300 mét
B. Chiều dài tối thiểu 250 mét
C. Chiều dài tối thiểu 200 mét
D. Chiều dài tối thiểu 150 mét
-
Câu 22:
Khi thiết kế trắc dọc đường ô tô cao tốc TCVN 5729: 2012 quy định chiều dài tối đa đoan dốc tùy thuộc vào cấp đường và độ dốc dọc. Với đường cấp 100 (Vtk = 100 km/h) và độ dốc dọc 4% chiều dài tối là là bao nhiêu trong các phương án sau:
A. Chiều dài tối đa 700 mét
B. Chiều dài tối thiểu 800 mét
C. Chiều dài tối thiểu 900 mét
D. Chiều dài tối thiểu 100 mé
-
Câu 23:
Trên đường cong bề rộng mặt nền đường được nới rộng về phía nào?
A. Lưng đường cong
B. Bụng đường cong
C. Nới đều sang cả hai bên lưng và bụng đường cong
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
-
Câu 24:
Đoạn đường hầm có lề dừng đỗ khẩn cấp phải mở rộng thêm bao nhiêu mét so với chiều rộng của đường hầm giao thông bình thường?
A. 3,0m
B. 2,5m
C. 1,75m
D. 1,5m
-
Câu 25:
Năng lực vận chuyển của một tuyến, đoạn tuyến đường sắt là:
A. Khả năng vận chuyển được khối lượng hàng hóa
B. Số lượng đôi tàu thông qua trong một ngày đêm
C. Khả năng vận chuyển được khối lượng hàng hóa và hành khách quy đổi
D. Đáp án b hoặc đáp án c tùy theo khổ đường và cấp đường