460 câu trắc nghiệm Tài chính công
tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 460 câu hỏi trắc nghiệm Tài chính công có đáp án, bao gồm kiến thức về ngân sách nhà nước; dự trữ quốc gia; các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách... Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Nhận định nào sau đây là chính xác?
Nguồn hình thành tín dụng nhà nước hiện nay của Việt Nam:
A. Hoàn toàn được huy động ở trong nước
B. Hoàn toàn được huy động từ nước ngoài
C. Chủ yếu được huy động ở trong nước
D. Chủ yếu được huy động từ nước ngoài
-
Câu 2:
Nhận định nào sau đây là chính xác?
A. Phí, lệ phí là hình thức thu chủ yếu của NSNN
B. Phí, lệ phí là hình thức thu NSNN có tính bồi hoàn trực tiếp
C. Phí, lệ phí có tính pháp lý cao hơn thuế
D. Phí, lệ phí có tính ổn định hơn so với thuế
-
Câu 3:
Chi đầu tư phát triển của NSNN:
A. Là khoản chi nhỏ bé của nhà nước
B. Mang tính chất tiêu dùng trong hiện tại
C. Là khoản chi mang tính chất không ổn định
D. Là khoản chi mang tính chất thường xuyên
-
Câu 4:
Chi cho các hoạt động quản lý nhà nước thuộc:
A. Chi thường xuyên
B. Chi đầu tư phát triển
C. Chi cho vay
D. Chi viện trợ
-
Câu 5:
Chi cho các hoạt động sự nghiệp kinh tế của nhà nước thuộc:
A. Chi thường xuyên
B. Chi đầu tư phát triển
C. Chi cho vay
D. Chi viện trợ
-
Câu 6:
Chi thường xuyên của NSNN có đặc điểm:
A. Không ổn định
B. Thường xuyên
C. Khoảng thời gian tác động dài
D. Mức độ chi luôn gắn liền với việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của nhà nước
-
Câu 7:
Chi đầu tư phát triển của NSNN có đặc điểm:
A. Ổn định
B. Thường xuyên
C. Mức độ chi luôn gắn liền với việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của nhà nước
D. Khoảng thời gian tác động ngắn
-
Câu 8:
Chi thường xuyên của NSNN có đặc điểm:
A. Mức độ chi luôn gắn liền với việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của nhà nước
B. Khoảng thời gian tác động dài
C. Không ổn định
D. Mức độ chi gắn chặt với cơ cấu tổ chức của bộ máy nhà nước
-
Câu 9:
Mọi khoản chi của NSNN đều phải theo:
A. Tính toán
B. Kiểm toán
C. Dự toán
D. Quyết toán
-
Câu 10:
Khâu nào trong chu trình ngân sách có độ dài bằng một năm ngân sách:
A. Lập dự toán
B. Chấp hành ngân sách
C. Quyết toán ngân sách
D. Cả 3 khâu: Lập dự toán, chấp hành ngân sách và quyết toán ngân sách
-
Câu 11:
Nhận định nào sau đây là chính xác?
Trong một năm ngân sách diễn ra:
A. Một khâu của chu trình ngân sách
B. Hai khâu của chu trình ngân sách
C. Cả ba khâu của chu trình ngân sách
D. Không liên quan đến khâu nào của chu trình ngân sách
-
Câu 12:
Cơ quan nhà nước nào quyết định dự toán ngân sách:
A. Chính phủ
B. Quốc hội
C. Bộ Tài chính
D. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
-
Câu 13:
Vay bù đắp bội chi NSNN phải bảo đảm nguyên tắc:
A. Sử dụng cho tiêu dùng
B. Một phần dành cho tiêu dùng
C. Một phần dành cho đầu tư phát triển
D. Chỉ được sử dụng cho đầu tư phát triển
-
Câu 14:
Chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn:
A. Quyết định dự toán ngân sách
B. Quyết định điều chỉnh dự toán NSNN
C. Phê chuẩn quyết toán NSNN
D. Lập và trình Quốc hội dự toán NSNN
-
Câu 15:
Nhận định nào sau đây là chính xác?
A. Dự toán NSNN không được điều chỉnh
B. Chính phủ có quyền điều chỉnh dự toán NSNN
C. Quốc hội điều chỉnh dự toán NSNN khi cần thiết
D. Bộ Tài chính có quyền điều chỉnh dự toán NSNN
-
Câu 16:
Cơ quan nhà nước nào tổ chức và điều hành thực hiện NSNN:
A. Chính phủ
B. Quốc hội
C. Bộ Tài chính
D. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
-
Câu 17:
Nhận định nào sau đây là chính xác?
Thu nhập của NSNN:
A. Hoàn toàn độc lập với tỷ lệ động viên vào NSNN
B. Hoàn toàn phụ thuộc vào tỷ lệ động viên vào NSNN
C. Có liên quan mật thiết với tỷ lệ động viên vào NSNN
-
Câu 18:
Đặc điểm của hình thức cho vay đầu tư là Nhà nước:
A. Dùng uy tín để bảo lãnh cho các chủ đầu tư vay vốn
B. Không cần có vốn nhưng vẫn đảm bảo cho các chủ đầu tư vay được vốn
C. Cần có nhiều vốn để cho các chủ đầu tư vay
D. Hỗ trợ một phần nghĩa vụ trả nợ nhằm giảm lãi suất thực tế phải trả của chủ đầu tư
-
Câu 19:
Đặc điểm của hình thức hỗ trợ sau đầu tư là:
A. Nhà nước trực tiếp giám sát quá trình sử dụng vốn
B. Nhà nước hỗ trợ một phần nghĩa vụ trả nợ của chủ đầu tư
C. Nhà nước cần có nhiều vốn để cho các chủ đầu tư vay
D. Nhà nước thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho chủ đầu tư nếu chủ đầu tư không trả được nợ đúng hạn và đầy đủ
-
Câu 20:
Mức tự đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên của đơn vị sự nghiệp nhà nước là tỷ số giữa:
A. Tổng kinh phí hoạt động với tổng số nguồn thu sự nghiệp
B. Tổng số nguồn thu sự nghiệp với tổng số kinh phí hoạt động thường xuyên
C. Tổng số nguồn thu với tổng số kinh phí hoạt động thường xuyên
D. Tổng số kinh phí hoạt động thường xuyên với tổng số nguồn thu
-
Câu 21:
So với việc huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế, vay ODA có ưu điểm đó là:
A. Lãi suất thấp
B. Thời hạn vay ngắn
C. Không phải chấp nhận bất kỳ điều kiện ràng buộc nào
D. Có thể phải chấp nhận những điều kiện ràng buộc do các nhà tài trợ đưa ra
-
Câu 22:
Nội dung vật chất của NSNN là:
A. Quĩ tiền tệ không tập trung của Nhà nước
B. Quĩ tiền tệ tập trung của Nhà nước
C. Quĩ tiền tệ một phần tập trung của Nhà nước
D. Không phải là quĩ tiền tệ của Nhà nước
-
Câu 23:
Thu nhập của NSNN phụ thuộc vào:
A. Quy mô nguồn thu
B. Tỷ lệ động viên vào NSNN
C. Hiệu quả hoạt động của cơ quan hành thu
D. Cả quy mô nguồn thu, tỷ lệ động viên vào NSNN và hiệu quả hoạt động của cơ quan hành thu
-
Câu 24:
Nhận định nào sau đây là chính xác?
Thu nhập của NSNN:
A. Hoàn toàn độc lập với nguồn thu
B. Hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn thu
C. Có liên quan mật thiết với nguồn thu
-
Câu 25:
Nhận định nào sau đây là chính xác?
A. Tỷ lệ thu ngân sách của các nước đang phát triển thông thường cao hơn so với các nước phát triển
B. Tỷ lệ thu ngân sách của các nước đang phát triển thông thường ngang bằng các nước phát triển
C. Tỷ lệ thu ngân sách của các nước đang phát triển thông thường thấp hơn so với các nước phát triển
D. Tỷ lệ thu ngân sách của tất cả các nước trên thế giới bằng nhau