510 câu trắc nghiệm Nguyên lí hệ điều hành
Với hơn 500 câu trắc nghiệm Nguyên lí hệ điều hành (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành IT tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Nội dung chính của bộ câu hỏi nghiên cứu về kiến trúc và nguyên lý hoạt động của hệ điều hành; cơ chế quản lý tài nguyên trong hệ điều hành, bao gồm quản lý và điều độ tiến trình, cơ chế đa luồng, các cơ chế quản lý bộ nhớ, quản lý và điều khiển vào ra, hệ thống file... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (50 câu/60 phút)
-
Câu 1:
Cài đặt ma trận quyền truy nhập bằng phương pháp danh sách khả năng. Mỗi danh sách khả năng bao gồm:
A. Các khách thể và các quyền truy nhập
B. Các khách thể và các thao tác được phép thực hiện trên khách thể khi chủ thể hoạt động trong miền bảo vệ
C. Một khách thể và các quyền truy nhập hợp lệ trên khách thể này
D. Các quyền truy nhập tương ứng trong các miền bảo vệ
-
Câu 2:
Một trang bộ nhớ được quản lý bởi?
A. Một phần tử trong bản trang
B. PR (present bit)
C. PF (page frame number)
-
Câu 3:
Phương pháp tổ chức liên lạc giữa các tiến trình được hệ điều hành xây dựng dựa trên 3 thao tác: (1) Receive message (2)Send message (3)Communication link Hãy lựa chọn thứ tự thực hiện các thao tác trong các phương án sau:
A. (1) – (2) – (3)
B. (2) – (1) – (3)
C. (3) – (2) – (1)
D. (2) – (3) – (1)
-
Câu 4:
Trong các bước của quy trình ngắt sau: (1) Ghi nhận trạng thái của tiến trình bị ngắt (2) Thực hiện chương trình xử lý sự kiện (3) Khôi phục lại tiến trình bị ngắt (4) Ghi nhận đặc trưng của sự kiện gây ra ngắt vào ô nhớ quy định (5) Chuyển địa chỉ chương trình xử lý ngắt vào thanh ghi địa chỉ lệnh của CPU. Hãy cho biết những bước nào do hệ điều hành thực hiện?
A. (1) & (2) & (3)
B. (2) & (3)
C. (1) & (5) & (3)
D. (4) & (1)
-
Câu 5:
Đảm bảo chức năng cấp phát không gian nhớ tự do là nhiệm vụ của...?
A. Trình điều khiển thiết bị
B. Phần mềm cấp phát không gian nhớ tự do
C. Hệ điều hành
D. Đán án A và B đúng
-
Câu 6:
Thuật toán chọn vùng trống đầu tiên đủ lớn để nạp tiến trình là:
A. First-fit
B. Best-fit
C. Worst-fit
D. Không câu nào đúng
-
Câu 7:
Trong sơ đồ phân đoạn, khi truy nhập tới dữ liệu hệ thống sẽ cộng nội dung của trường A với d để làm gì?
A. tính địa chỉ nạp modul vào bộ nhớ
B. tính địa chỉ của modul cần đọc dữ liệu
C. tính địa chỉ của modul cần ghi dữ liệu
D. tính địa chỉ của modul cần đọc/ghi dữ liệu
-
Câu 8:
Khi hệ thống phải truy xuất dữ liệu có số khối liên tục thì thuật toán lập lịch nào sau đây là hiệu quả nhất:
A. FCFS
B. SSTF
C. SCAN
D. C-SCAN
-
Câu 9:
Trong các bước của quy trình ngắt sau: (1) Ghi nhận trạng thái của tiến trình bị ngắt (2) Thực hiện chương trình xử lý sự kiện (3) Khôi phục lại tiến trình bị ngắt (4) Ghi nhận đặc trưng của sự kiện gây ra ngắt vào ô nhớ quy định (5) Chuyển địa chỉ chương trình xử lý ngắt vào thanh ghi địa chỉ lệnh của CPU. Hãy cho biết những bước nào do các thành phần của kỹ thuật máy tính thực hiện?
A. (1) & (2) & (3)
B. (3) & (2) & (1) & (4)
C. (1) & (5) & (2) & (3)
D. (4) & (1) & (5)
-
Câu 10:
Giả sử File f1 được phân bổ lần lượt tại các track có số thứ tự sau: 98, 183, 37,12214,124, 65, 67, đầu đọc đang định vị tại track 53. Hãy cho biết đầu từ đọc/ghi sẽ dịch chuyển theo thứ tự nào khi sử dụng phương pháp lập lịch FCFS (First Come First Served)?
A. 53, 98, 183, 37,122, 14,124, 65, 67
B. 53, 14, 37, 65,67, 98, 122, 124,183
C. 53, 65, 67, 98, 122, 124,183, 37, 14
D. Cả A, B và C đều đúng
-
Câu 11:
Để đánh dấu trạng thái của mỗi khối đĩa, cần sử dụng...?
A. 1 bits
B. 2 bits
C. 3 bits
D. 4 bits
-
Câu 12:
Khi một process chuẩn bị vào hay ra khỏi một vùng Critical Section thì phải?
A. Xin phép HĐH
B. Phất cờ hiệu khi vào và trả khi ra
C. Cả hai ý trên
-
Câu 13:
Có bao nhiêu trạng thái của tiến trình liên quan đến giờ CPU?
A. 2 trạng thái
B. 3 trạng thái
C. 4 trạng thái
D. 5 trạng thái
-
Câu 14:
Nếu muốn một chương trình được thực thi thì nó phải:
A. Ánh xạ các địa và được nạp vào bộ nhớ
B. Truy xuất các chỉ thị chương trình và dữ liệu từ bộ nhớ bằng cách tạo ra các địa chỉ tuyệt đối
C. Cả 2 đáp án trên đều đúng
-
Câu 15:
Nhược điểm của cấu trúc này là hiệu quả sử dụng bộ nhớ phụ thuộc vào cách phân chia chương trình thành các modul độc lập, chỉ cần một vài modul có độ dài lớn thì hiệu quả sử dụng bộ nhớ sẽ bị giảm một cách đáng kể.Hãy cho biết nhược điểm trên nói đến cấu trúc chương trình nào sau đây?
A. Cấu trúc Overlay
B. Cấu phân trang
C. Cấu trúc phân đoạn
D. Phương án A và C đều đúng
-
Câu 16:
Ưu điểm của phương pháp cấp phát theo chỉ số là?
A. Tiết kiệm không gian nhớ
B. Hỗ trợ truy cập tuần tự
C. Hỗ trợ truy cập trực tiếp
D. Đáp án A và B đúng
-
Câu 17:
Trong các giải pháp sau, giải pháp nào tiến trình đang chờ nhưng vẫn chiếm dụng CPU:
A. Sleep and Wakeup
B. Monitor
C. Semaphone
D. Busy waiting
-
Câu 18:
Cho các bước thực hiện như sau: (1) Đọc một đĩa hoặc thực thi một chương trình bị nhiễm virus (2) Tự tạo ra một bản sao đoạn mã và nằm thường trú trong bộ nhớ của máy tính (3) Đọc một đĩa hoặc thực hiện một chương trình (4) Kiểm tra đĩa/file đó đã tồn tại đoạn mã chưa? (5) Kết thúc Cơ chế hoạt động của virus được thực hiện theo thứ tự nào sau đây?
A. (1) -> (4) -> (5) hoặc (1) -> (4) -> (2)
B. (3) -> (4) -> (2) hoặc (3) -> (4) -> (5)
C. (1) -> (2) -> (3) -> (4) -> (2) hoặc (1) -> (2) -> (3) -> (4) -> (5)
D. (3) -> (2) -> (5) hoặc (3) -> (2) -> (2)
-
Câu 19:
Trong cấu hình của hệ nhiều CPU, sơ đồ liên kết mềm có nhược điểm gì?
A. Thường bị khởi động lại một cách tự động
B. Có độ tin cậy thấp hơn sơ đồ phân cấp
C. Khó xác định được sự cố của CPU
D. Đáp án A và C đúng
-
Câu 20:
Giả sử hệ thống cần truy nhập đến modul của chương trình có địa chỉ truy nhập được biểu diễn bởi cặp (s,d) có giá trị là (2, 04038), độ dài L = 7000, địa chỉ đầu A=590, modul này đã được nạp vào bộ nhớ, nội dung trong thanh ghi Rs là 5. Hãy cho biết hệ thống sẽ tìm ra địa chỉ truy nhập dữ liệu nào sau đây?
A. 04617
B. 04628
C. 04639
D. 04648
-
Câu 21:
Mục đích của việc sử dụng kỹ thuật kết khối là?
A. Tiết kiệm không gian nhớ
B. Giảm số lần truy nhập vật lý
C. Giảm số lần truy nhập logic
D. Tất cả đáp án đều đúng
-
Câu 22:
Trong việc phân loại mô hình hệ điều hành, loại có nhiều bộ xử lí cùng chia sẽ hệ thống đường truyền, dữ liệu, đồng hồ, bộ nhớ, các thiết bị ngoại vi thuộc dạng:
A. Hệ thống xử lí đa nhiệm
B. Hệ thống xử lí song song
C. Hệ thống xử lí phân tán
D. Hệ thống xử lí thời gian thực
-
Câu 23:
Phát biểu nào sau đây là đúng nhất về Ngắt kép?
A. Ngắt kép là trường hợp các sự kiện gây ra ngắt xảy ra đồng thời hoặc sự kiện gây ra ngắt xuất hiện ngay trong tiến trình xử lý ngắt
B. Ngắt kép là trường hợp các sự kiện gây ra ngắt xảy ra đồng thời và sự kiện gây ra ngắt xuất hiện ngay trong tiến trình xử lý ngắt
C. Ngắt kép là trường hợp trong hệ thống các sự kiện gây ra ngắt xảy ra đồng thời
D. Ngắt kép là trường hợp sự kiện gây ra ngắt xuất hiện ngay trong tiến trình xử lý ngắt
-
Câu 24:
Loại thư mục nào dễ tổ chức và khai thác nhưng gây khó khăn khi đặt tên tập tin không trùng nhau và người sử dụng không thể phân nhóm cho tập tin và tìm kiếm chậm:
A. Thư mục một cấp
B. Thư mục hai cấp
C. Thư mục đa cấp
D. Không câu nào đúng
-
Câu 25:
Khẳng định nào ĐÚNG trong các khẳng định sau?
A. Bảo vệ hệ thống là chống sự truy nhập bất hợp lệ và hệ thống tài nguyên
B. Bảo vệ hệ thống chính là việc tạo và phân quyền cho các tài khoản/nhóm tài khoản người dùng
C. Bảo vệ hệ thống là đảm bảo cho các tiến trình khi hoạt động trong hệ thống sử dụng tài nguyên phù hợp với quy định của hệ
D. Tất cả đáp án đều đúng
-
Câu 26:
Bộ nhớ được chia thành n phần không nhất thiết phải bằng nhau và mỗi phần được sử dụng như một bộ nhớ độc lập gọi là phân hoạch. Mỗi phân hoạch có thể nạp được một chương trình và tổ chức thực hiện một cách đồng thời. Hãy cho biết những đặc điểm trên nói đến sơ đồ quản lý bộ nhớ nào dưới đây?
A. Sơ đồ phân hoạch động
B. Sơ đồ phân hoạch cố định
C. Sơ đồ hoán đổi
D. Sơ đồ phân đoạn
-
Câu 27:
Thuật toán chọn đoạn trống để thoã mãn nhu cầu cho một tiến trình (trong phân đoạn vùng nhớ):
A. First-fit
B. Best-fit
C. Worst-fit
D. Không câu nào đúng
-
Câu 28:
Hãy cho biết cấu trúc chương trình nào sau đây lãng phí bộ nhớ (mức lãng phí tỷ lệ với kích thước chương trình)?
A. Cấu trúc động
B. Cấu trúc Overlay
C. Cấu trúc tuyến tính
D. Cấu trúc phân đoạn
-
Câu 29:
Hãy chọn đáp án đúng điền vào chỗ trống trong câu sau: “Việc truyền thông số từ chương trình ứng dụng đến hệ điều hành có thể thực hiện bằng cách lưu thông số trong …”:
A. vùng nhớ trong đĩa cứng
B. vùng nhớ trong bộ nhớ ROM
C. vùng nhớ trong bộ nhớ RAM
D. vùng nhớ trong đĩa mềm
-
Câu 30:
Cho dãy tiến trình P1, P2, P3 và P4 với thời gian thực hiện tương ứng là 6, 8, 3, 2. Hệ thống sử dụng phương pháp lập lịch MLFQ. Trong đó P1 và P2 ở hàng đợi 1 sử dụng thuật toán SRT, P3 và P4 ở hàng đợi 2 sử dụng thuật toán FCFS. Hãy cho biết trong các phương án sau, phương án nào là thời gian chờ trung bình của các tiến trình?
A. 9,25
B. 9,35
C. 9,45
D. 9,55
-
Câu 31:
Đối với hệ thống mở một tập tin, MS-DOS tìm các thông tin về tập tin ở:
A. Bảng FAT
B. Bảng thư mục
C. Boot sector
D. Tất cả đều sai
-
Câu 32:
Các hệ thống đa xử lý thông dụng nhất hiện nay sử dụng đa xử lý đối xứng. Vậy Đa xử lý đối xứng có nghĩa là:
A. Tất cả bộ xử lý là ngang hàng, không có mối quan hệ chủ - tớ tồn tại giữa các bộ xử lý
B. Có sự phân biệt rõ rệt giữa chủ và tớ giữa các bộ xử lý
C. Cả 2 đáp án trên đều sai
-
Câu 33:
Sau một thời gian hoạt động, bộ nhớ trong sơ đồ phân hoạch động sẽ bị phân mảnh. Theo bạn đáp án nào sau đây nói về phân mảnh bộ nhớ là chính xác?
A. Vùng nhớ bị phân thành nhiều vùng không liên tục
B. Vùng nhớ trống được dồn lại từ các mảnh bộ nhớ nhỏ rời rạc
C. Tổng vùng nhớ trống đủ để thoã mãn nhu cầu nhưng các vùng nhớ này lại không liên tục nên không đủ để cấp cho tiến trình khác
D. Các phương án đều sai
-
Câu 34:
Trong sơ đồ phân cấp, một CPU đóng vai trò là chủ đạo, các CPU còn lại đóng vai trò thực hiện và được gọi là các CPU ngoại vi. Sơ đồ này có ưu điểm?
A. Dễ tổ chức
B. Số tín hiệu ngắt sẽ tăng lên và trách nhiệm xử lý ngắt chủ yếu là do CPU chính đảm nhiệm
C. Chương trình điều khiển không phải sao chép ở nhiều nơi trong bộ nhớ
D. Đáp án A và C đúng
-
Câu 35:
Đặc điểm của cấu trúc dạng RING:
A. Tất cả các nút mạng kết nối vào nút mạng trung tâm
B. Tất cả các nút mạng đều kết nối trực tiếp với nhau
C. Tất cả các nút kết nối trên cùng một đường truyền vật lý
D. Mỗi nút mạng kết nối với 2 nút mạng còn lại
-
Câu 36:
Cho thuật toán điều phối FIFO, với bảng sau:
Thời gian chờ của tất cả các tiến trình là:
A. 24s
B. 25s
C. 27s
D. 30s
-
Câu 37:
Chương trình A có các modul, sau khi biên dịch được chia thành các mức và bộ nhớ dành cho chương trình cũng được chia thành các mức tương ứng với các mức chương trình. Hãy cho biết chương trình A thuộc loại cấu trúc chương trình nào sau đây?
A. Cấu trúc phi tuyến
B. Cấu trúc tuyến tính
C. Cấu trúc động
D. Cấu trúc Overlay
-
Câu 38:
Trong đồ thị cấp phát tài nguyên, tiến trình được thể hiện bằng:
A. Hình tròn
B. Hình thoi
C. Hình vuông
D. Hình tam giác
-
Câu 39:
Cho dãy tiến trình P1, P2, P3 và P4 với thời gian thực hiện tương ứng là 6, 8, 3, 2. Hệ thống sử dụng phương pháp lập lịch SJF. Khi tiến trình P3 đã xử lý được một nửa thời gian thì tiến trình ngắt P5 có thời gian thực hiện là 5 được đưa vào xử lý ngay. Hãy cho biết trong các phương án sau, phương án nào là thời gian chờ trung bình của các tiến trình?
A. 6,5
B. 6,6
C. 6,7
D. 6,8
-
Câu 40:
Đặc điểm của cấu trúc kiểu điểm - điểm là?
A. Đường truyền nối từng cặp với nhau
B. Mỗi nút đều có trách nhiệm lưu và chuyển tiếp dữ liệu
C. Có độ an toàn cao, tốc độ cao nhưng chi phí dành cho đường truyền lớn
D. Tất cả đáp án đều đúng
-
Câu 41:
Điền vào chỗ ba chấm: Khi một tập tin/thư mục bị xóa khỏi đĩa thì hệ điều hành sẽ. của nó trong bảng danh mục:
A. Lưu lại phần tử
B. Tạo thêm một phần tử mới tương ứng
C. Đánh dấu phần tử
D. Giải phóng phần tử
-
Câu 42:
Ưu điểm của phương pháp bitmap là...?
A. Cài đặt đơn giản, dễ quản lý
B. Tiết kiệm không gian lưu trữ
C. Dễ tìm kiếm những khối đĩa tự do liên tục trên đĩa
D. Đáp án A và C đúng
-
Câu 43:
Cấu trúc của hệ phân tán bao gồm?
A. Cấu trúc kiểu điểm – điểm
B. Cấu trúc hình sao, vòng và đường thẳng
C. Cấu trúc điểm – đa điểm
D. Đáp án A và C đúng
-
Câu 44:
Phương pháp ... đơn giản, độ phức tạp không tăng khi số tiến trình và số đoạn tới hạn tăng. Tuy nhiên tiến trình vẫn phải chờ đợi tích cực, khó xác định được tiến trình nào sẽ vào đoạn tới hạn khi có quá nhiều tiến trình cùng chờ. Hãy lựa chọn đáp án đúng điền vào chỗ thiếu trên?
A. dùng trình thư ký
B. khóa trong
C. kiểm tra và xác lập
D. đèn hiệu
-
Câu 45:
Sự khó khăn khi đặt tên tập tin không trùng nhau và nguời sử dụng không thể phân nhóm cho tập tin và tìm kiếm chậm. Đây là nhược điểm của kiểu tổ chức file nào?
A. Tổ chức thư mục một mức
B. Tổ chức thư mục hai mức
C. Tổ chức thư mục theo cấu trúc cây
D. Tổ chức thư mục theo đồ thị không chu trình
-
Câu 46:
Để cấp phát không gian nhớ tự do, hệ điều hành sử dụng các phương pháp nào?
A. Cấp phát liên tục
B. Cấp phát liên kết
C. Cấp phát theo chỉ số
D. Tất cả đáp án đều đúng
-
Câu 47:
An toàn hệ thống bằng cơ chế ngăn chặn nguyên nhân từ phía hệ thống. Mối đe dọa phổ biến theo phương pháp này là?
A. Các chương trình sâu
B. Các chương trình virus
C. Các chương trình sâu, các chương trình virus
D. Truy cập trái phép từ phía người dùng, các chương trình virus
-
Câu 48:
Hiện tượng phân mảnh là:
A. Vùng nhớ bị phân thành nhiều vùng không liên tục
B. Vùng nhớ trống được dồn lại từ các mảnh bộ nhớ nhỏ rời rạc
C. Tổng vùng nhớ trống đủ để thoã mãn nhu cầu nhưng các vùng nhớ này lại không liên tục nên không đủ để cấp cho tiến trình khác
D. Không câu nào đúng
-
Câu 49:
Hệ điều hành nào sau đây chỉ hoạt động trong chế độ 32 bits?
A. Window 95
B. Window 98
C. Window 98 SE
D. Window ME
-
Câu 50:
Trong hệ thống file FAT12 sử dụng bao nhiêu bit để định danh các cluster trên đĩa?
A. 8
B. 12
C. 13
D. 16