250+ Câu trắc nghiệm môn Vật liệu cơ khí
Với hơn 250+ câu trắc nghiệm môn Vật liệu cơ khí (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Kỹ thuật tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức về hợp kim và kim loại, gang, thép, nhiệt luyện, hóa nhiệt luyện,... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/45 phút)
-
Câu 1:
Thép các bon( %C = 0,2), để gia công cắt gọt cần áp dụng phương pháp nhiệt luyện nào?
A. Ủ đẳng nhiệt
B. Ủ hoàn toàn
C. Ủ không hoàn toàn
D. Thường hóa
-
Câu 2:
Công dụng của mác vật liệu GX28-48 là:
A. Làm các chi tiết chịu tải cao, chịu mài mòn như bánh răng chữ V, trục chính, vỏ bơm thủy lực
B. Làm các chi tiết chịu tải trọng tương đối cao như bánh răng (tốc độ chậm), bánh đà, thân máy quan trọng,…
C. Làm các chi tiết không chịu tải (vỏ, nắp) chỉ có tác dụng che chắn
D. Làm các chi tiết chịu tải trọng nhẹ, ít chịu mài mòn như vỏ hộp giảm tốc, thân máy không quan trọng
-
Câu 3:
Độ hạt tinh thể lớn, để làm nhỏ hạt ta chọn:
A. ủ
B. thường hoá
C. tôi
D. ram
-
Câu 4:
Vật liệu siêu cứng thường dùng để:
A. Làm dao phá các thỏi đúc
B. Làm khuôn đùn, kéo, chuốt kim loại
C. Làm dao cho các máy tiện, phay, bào…
D. Làm đĩa cắt kim loại, cắt đá
-
Câu 5:
Phương pháp nung nóng thép lên đến nhiệt độ rất cao (11000C – 11500C).
A. ủ khuyết tán
B. ủ đẳng nhiệt
C. ủ cầu hoá
D. ủ hoàn toàn
-
Câu 6:
Đặc điểm của phương pháp kéo kim loại là:
A. Tiết diện phôi kéo tăng lên
B. Chiều dài phôi kéo tăng lên
C. Độ chính xác phôi không cao
D. Độ bền phôi giảm
-
Câu 7:
Phương pháp ủ để thép có trạng thái hoàn toàn là austenit:
A. ủ không có chuyển biến pha
B. ủ có chuyển biến pha
C. ủ cầu hoá
D. ủ hoàn toàn
-
Câu 8:
Vật liệu BCuPb30 được sử dụng để chế tạo các chi tiết:
A. Ổ trượt chịu lực lớn, tốc độ vòng quay của trục nhỏ
B. Làm việc trong môi trường ăn mòn mạnh
C. Cần độ bền khi làm việc ở nhiệt độ cao
D. Trong lĩnh vực đo kiểm cần độ chính xác cao
-
Câu 9:
Thép nào chịu mài mòn tốt nhất?
A. CD90.
B. CD130.
C. CD80.
D. CD70.
-
Câu 10:
Trong các phương pháp đúc sau, phương pháp nào khuôn chỉ được sử dụng một lần:
A. Đúc khuôn cát
B. Đúc khuôn kim loại
C. Đúc áp lực
D. Đúc ly tâm
-
Câu 11:
Phương pháp hàn nối các chi tiết kim loại hoặc hợp kim ở trạng thái rắn nhờ một kim loại trung gian (có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ nóng chảy của kim loại cần hàn) được gọi là phương pháp hàn gì?
A. Hàn khí
B. Hàn vảy
C. Hàn hồ quang bằng tay
D. Hàn hồ quang bán tự động
-
Câu 12:
Khả năng vật liệu chống lại sự phá huỷ dưới tác dụng của lực thay đổi theo chu kỳ được gọi là:
A. \({\sigma _m}\)
B. HB
C. ak
D. Tất cả đều sai
-
Câu 13:
Ủ để loại bỏ hoàn toàn ứng suất, ta tiến hành ủ trong khoảng nhiệt độ:
A. 200 - 3000C
B. 300 - 4000C
C. 200 - 4000C
D. 450 - 6000C
-
Câu 14:
Thép các bon( %C = 0,4), để gia công cắt gọt cần áp dụng phương pháp nhiệt luyện nào?
A. Ủ hoàn toàn
B. Thường hóa
C. Ủ không hoàn toàn
D. Ủ đẳng nhiệt
-
Câu 15:
Trong mác thép 40CrNi2Mo, nguyên tố Mo chiếm bao nhiêu %?
A. 1%.
B. 2%.
C. 3%.
D. 4%.
-
Câu 16:
Gang được phân làm hai loại gang trắng và gang graphit dựa trên:
A. Thành phần hóa học.
B. Công dụng.
C. Tổ chức tế vi.
D. Hàm lượng cacbon.
-
Câu 17:
Trên giản đồ trạng thái Fe – C, hợp kim của Fe và C ứng với thành phần C < 2,14% là:
A. Thép
B. Gang graphit
C. Gang xám
D. Gang trắng
-
Câu 18:
Ô cơ bản là:
A. Phần nhỏ nhất đặc trưng đầy đủ cho các tính chất cơ bản của mạng tinh thể
B. Các hình lập phương cấu tạo thành mạng tinh thể
C. Một phần mạng tinh thể mang đầy đủ các tính chất của kiểu mạng đó
D. Tập hợp của một vài nguyên tử trong mạng tinh thể
-
Câu 19:
Cho khối lượng riêng của Cu, Fe\(\alpha\) và Al lần lượt là: 8,9g/cm3, 7,8g/cm3 v 2,7g/cm3. Sosánh mật độ khối của chúng?
A. MCu < MFe\(\alpha\) < MAl
B. MCu = MAl > MFe\(\alpha\)
C. MCu = MFe\(\alpha\) = MAl
D. MCu > MFe\(\alpha\) > MAl
-
Câu 20:
Các hình thức nhiệt luyện kết thúc:
A. ủ, thường hóa
B. tôi, ram
C. thường hóa
D. Cả A và B
-
Câu 21:
Về mặt cơ tính dẻo giữa thép và gang:
A. Thép dẻo hơn gang
B. Gang dẻo hơn thép
C. Gang và thép bằng nhau
D. Tất cả các phát biểu trên đều sai.
-
Câu 22:
Mục đích chính của quá trình ủ:
A. Tăng độ cứng, tăng độ bền, chống mài mòn
B. Tăng độ dẻo dai va đập
C. Giảm độ cứng, ổn định tổ chức pha chuẩn bị cho nguyên công tiếp theo
D. Giảm độ cứng , tăng độ bền, tăng tính chống mài mòn
-
Câu 23:
Tính chất điển hình của kim loại là:
A. Dẫn điện, không dẫn nhiệt, dẻo và dai
B. Ánh kim hay vẽ sáng, không dẫn điện, dẫn nhiệt
C. Ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, dẻo dai cao
D. Không câu nào đúng
-
Câu 24:
Gang là hợp kim của Fe và C trong đó %C:
A. < 0,8%
B. <2,14%
C. = 2,14%
D. >2,14%
-
Câu 25:
So sánh kích thước tới hạn để tạo mầm ký sinh & mầm tự sinh?
A. Bằng nhau
B. rth (tự sinh) lớn hơn
C. rth (ký sinh) lớn hơn
D. Tùy từng trường hợp
-
Câu 26:
Độ giản dài tương đối khi kéo đứt thép 0.3 % C là… (%):
A. 25
B. 30
C. 35
D. 40
-
Câu 27:
Khuôn kéo được cấu tạo gồm 4 phần đó là những phần nào?
A. Phần vuốt nhỏ, phần làm trơn, phần vuốt nhẵn, phần thoát.
B. Phần vuốt thô, phần làm trơn, phần vuốt tinh, phần thoát.
C. Phần làm trơn, phần vuốt thẳng, phần vuốt nhỏ, phần thoát.
D. Phần vuốt nhỏ, phần vuốt tinh, phần làm trơn, phần thoát.
-
Câu 28:
Đura là hợp kim của nguyên tố kim loại nào dưới đây?
A. Fe
B. Al
C. Cu
D. Zn
-
Câu 29:
Ý nghĩa của nhiệt luyện là:
A. Giảm độ cứng
B. Cải thiện tính gia công cắt gọt
C. Tất cả đều đúng
D. Tất cả đều sai
-
Câu 30:
Tiến hành nung nóng thép, làm nguội, giữ nhiệt trong không khí tĩnh:
A. ủ
B. thường hoá
C. tôi
D. ram