Đề thi HK2 môn Sinh học 12 năm 2021-2022
Trường THPT Lý Tự Trọng
-
Câu 1:
Cho biết: Nhóm động vật phát triển mạnh ở kỉ Jura trong đại Trung sinh là?
A. lưỡng cư.
B. thú có túi.
C. bò sát khổng lồ.
D. cá giáp có hàm.
-
Câu 2:
Phát biểu không đúng về sự phát sinh sự sống trên Trái Đất?
A. Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động ở giai đoạn tiến hóa tiền sinh học tạo nên các tế bào sơ khai và sau đó hình thành nên tế bào sống đầu tiên
B. Một số bằng chứng khoa học cho rằng vật chất di truyền đầu tiên có lẽ là ARN mà không phải là ADN vì ARN có thể tự nhân đôi và xúc tác
C. Sự xuất hiện sự sống gắn liền với sự xuất hiện phức hợp đại phân tử protein và axit nucleic có khả năng tự nhân đôi và dịch mã
D. Nhiều bằng chứng thực nghiệm thu được đã ủng hộ quan điểm cho rằng các chất hữu cơ đầu tiên trên Trái Đất được hình thành bằng con đường tổng hợp hóa học
-
Câu 3:
Hãy cho biết: Sự phân loại sinh giới dựa trên đặc điểm về?
A. Hình thái, hoá sinh
B. Hình thái, sinh học phân tử
C. Hoá sinh, sinh học phân tử
D. Hình thái, hoá sinh, sinh học phân tử
-
Câu 4:
Cho biết: Học thuyết tế bào (Matthias Schleiden & Theodor Schwann 1838 – 1839) cho rằng?
A. tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến động, thực vật đều được cấu tạo từ tế bào.
B. tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế bào.
C. tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến động vật, nấm đều được cấu tạo từ tế bào.
D. tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến nấm, thực vật đều được cấu tạo từ tế bào.
-
Câu 5:
Cho biết: Các enzim đóng vai trò như thế nào trong quá trình biến đổi tiến hoá tiền sinh học?
A. Xúc tác cho các phản ứng sinh học trong côaxecva.
B. Làm cho quá trình tổng hợp chất hữu cơ diễn ra nhanh hơn
C. Làm cho quá trình phân giải các chất hữu cơ diễn ra nhanh hơn
D. Làm cho quá trình tổng hợp và phân giải các chất hữu cơ diễn ra nhanh hơn
-
Câu 6:
Xác định: Trong giai đoạn tiến hóa hóa học không xảy ra sự kiện nào?
A. Các axit amin liên kết với nhau thành chuỗi polipeptit đơn giản
B. Từ các chất vô cơ hình thành nên các chất hữu cơ đơn giản
C. Sự hình thành tế bào sơ khai với các cơ chế nhân đôi, phiên mã, dịch mã, trao đổi chất, phân chia
D. Các nucleotit liên kết nhau thành các phân tử axit nucleic
-
Câu 7:
Chọn phương án đúng: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, chim xuất hiện ở?
A. đại Tân sinh.
B. đại Trung sinh.
C. đại Cổ sinh.
D. đại Nguyên sinh.
-
Câu 8:
Cho biết: Các loài vi khuẩn qua hàng tỉ năm vẫn giữ cấu trúc cơ thể đơn bào đơn giản vì?
A. Hệ gen của chúng quá đơn giản nên không tiến hoá được.
B. Cơ thể đơn bào có kích thước nhỏ, sinh sản nhanh nên dễ thích ứng với môi trường.
C. Chúng trao đổi chất dinh dưỡng và sinh trưởng nhanh.
D. Cả B và C
-
Câu 9:
Đâu không là nguyên nhân dẫn đến sự tiến hóa của sinh giới qua các đại đại chất?
A. Sự biến đổi điều kiện khí hậu.
B. Sự trôi dạt các màng lục địa.
C. Do động đất, sống thần, núi lửa phun trào
D. Sự xuất hiện của loài người.
-
Câu 10:
Xác định đâu là ý đúng: Khi nói về hóa thạch?
A. Muốn hình thành được hóa thạch, sinh vật nhất thiết phải có bộ phận khó phân hủy như xương, răng,...
B. Xác của các sinh vật sống trong môi trường biển thường rất dễ hình thành hóa thạch.
C. Các bằng chứng hóa thạch là bằng chứng trực tiếp phản ánh mối quan hệ tiến hóa giữa các loài sinh vật.
D. Người ta thường sử dụng C14 để xác định tuổi của hóa thạch lên đến hàng nghìn năm.
-
Câu 11:
Đâu là kết quả của quá trình tiến hóa tiền sinh học?
A. Các tế bào sơ khai
B. các đại phân tử tự tái bản
C. các hợp chất protein, gluxit, lipit
D. tế bào nhân sơ
-
Câu 12:
Cho biết vào đầu kỉ Carbon có khí hậu ẩm và nóng, về sau khí hậu trở nên lạnh và khô. Đặc điểm của sinh vật điển hình ở kỉ này là gì?
A. xuất hiện thực vật có hoa, cuối kỉ tuyệt diệt nhiều sinh vật kể cả bò sát cổ.
B. dương xỉ phát triển mạnh, thực vật có hạt xuất hiện, lưỡng cư ngự trị, phát sinh bò sát.
C. cây hạt trần ngự trị, bò sát ngự trị, phân hóa chim.
D. ây có mạch và động vật di cư lên cạn.
-
Câu 13:
Đâu là di tích của các sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ Trái Đất?
A. Sinh vật cổ
B. Sinh vật nguyên thủy
C. Hóa thạch
D. Cổ sinh vật học
-
Câu 14:
Chọn đáp án đúng: Người ta chia giai đoạn phát triển của Trái Đất thành?
A. 6 đại và 12 kỉ.
B. 5 đại và 12 kỉ.
C. 6 đại và 11 kỉ.
D. 5 đại và 11 kỉ.
-
Câu 15:
Cho biết: Đặc điểm nào của kỉ Silua được coi là quan trọng nhất?
A. Xuất hiện cây có mạch, động vật tiến lên cạn.
B. Mực nước biển giảm, băng hà, khí hậu khô.
C. Phát sinh các ngành động vật và phân hóa tảo.
D. Lưỡng cư ngự trị, bắt đầu xuất hiện bò sát.
-
Câu 16:
Đâu là nhận xét đúng về thứ bậc thống trị của tinh tinh?
A. Con đực lớn nhất và khỏe nhất đứng đầu bảng phân cấp thống trị.
B. Chúng hầu hết được hình thành bởi những con cái. Những người đàn ông không đặc biệt quan tâm đến các vị trí quyền lực tương đối của họ trong cộng đồng.
C. Bây giờ chúng ta biết rằng chúng không tồn tại.
D. Không có ý đúng
-
Câu 17:
Xác định: Các loài linh trưởng có nguồn gốc từ thời đại nào?
A. Đại Trung sinh
B. Đại Tân sinh
C. Đại Cổ sinh
D. Đại Nguyên sinh
-
Câu 18:
Em hãy cho biết: Darwin đã giải thích điều gì trong cuốn sách “Nguồn gốc của con người”?
A. Tổ tiên của con người
B. Sự tiến hóa của sinh vật
C. Nguồn gốc của sự sống
D. Sản xuất của con người
-
Câu 19:
Em hãy cho biết: Ai đã gọi con người là người thông minh Homo sapiens?
A. Carolus Linnaeus
B. Hugo de Vries
C. Joseph Walter
D. Charles Darwina
-
Câu 20:
Chọn đáp án đúng: Con người xuất hiện vào thời đại nào?
A. Holocen
B. Pleistocen
C. Pliocen
D. Miocen
-
Câu 21:
Xác định: Đặc điểm nào của loài người tiến hóa đầu tiên?
A. tư thế đứng thẳng
B. ngôn ngữ
C. phát triển văn hóa
D. rụng lông trên cơ thể
-
Câu 22:
Cho biết: Phương thức hình thành loài cùng khu thể hiện ở những con đường hình thành loài nào?
A. Cách li địa lý và lai xa và đa bội hoá.
B. Cách li sinh thái và cách li tập tính.
C. Cách li địa lý và cách li tập tính.
D. Cách li địa lý và cách li sinh thái.
-
Câu 23:
Chọn đáp án đúng: Từ một quần thể cây 2n, người ta tạo ra quần thể cây 4n. Quần thể cây 4n có thể xem là loài mới vì?
A. quần thể cây 4n giao phấn được với các cây của quần thể cây 2n cho ra cây lai 3n bất thụ.
B. quần thể cây 4n không thể giao phấn được với các cây của quần thể cây 2n.
C. quần thể cây 4n có sự khác biệt với quần thể cây 2n về số lượng nhiễm sắc thể.
D. quần thể cây 4n giao phấn được với các cây của quần thể cây 2n cho ra cây lai 3n hữu thụ.
-
Câu 24:
Xác định: Quá trình hình thành loài có thể diễn ra tương đối nhanh bằng con đường nào?
A. địa lý.
B. sinh thái
C. sinh học.
D. lai xa và đa bội hoá.
-
Câu 25:
Cho biết: Đột biến NST nhanh chóng dẫn đến hình thành loài mới là đột biến nào?
A. đa bội, chuyển đoạn NST, đảo đoạn NST.
B. đảo đoạn NST, chuyển đoạn NST.
C. đảo đoạn NST, lặp đoạn NST.
D. đa bội, chuyển đoạn NST.
-
Câu 26:
Cho biết: Hình thành loài bằng con đường lai xa kèm theo đa bội hoá là phương thức thường gặp ở nhóm sinh vật nào?
A. Thực vật.
B. Động vật bậc cao.
C. Vi sinh vật.
D. Động vật bậc cao và thực vật.
-
Câu 27:
Xác định: Hình thức lai xa và đa bội hoá là phương thức hình thành loài mới ở đối tượng?
A. thực vật.
B. động vật bậc cao.
C. động vật bậc thấp.
D. vi sinh vật.
-
Câu 28:
Cho biết: Con lai khác loài được đa bội hoá làm nhân đôi toàn bộ số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào được gọi là?
A. thể tự đa bội.
B. thể song nhị bội.
C. thể dị bội.
D. thể lưỡng bội.
-
Câu 29:
Cho biết: Quan điểm hiện đại về vai trò của thường biến đối với sự tiến hóa của các loài sinh vật là?
A. Không có vai trò gì vì là biến dị không di truyền.
B. Có vai trò gián tiếp trong việc cung cấp nguyên liệu cho quá trình chọn lọc.
C. Có vai trò giúp quần thể ổn định lâu dài.
D. Có vai trò chủ yếu trong việc cung cấp nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn lọc.
-
Câu 30:
Đâu là ý đúng khi nói về quan niệm của thuyết tiến hóa hiện đại?
A. Tất cả các biến dị là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên.
B. Tất cả các biến dị đều di truyền được và đều là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên.
C. Không phải tất cả các biến dị di truyền đều là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên.
D. Tất cả các biến dị di truyền đều là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên.
-
Câu 31:
Đối với quá trình tiến hóa nhỏ, nhân tố đột biến (quá trình đột biến) có vai trò cung cấp điều gì?
A. nguồn nguyên liệu thứ cấp cho chọn lọc tự nhiên.
B. các biến dị tổ hợp, làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể.
C. các alen mới, làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định.
D. các alen mới, làm thay đổi tần số alen của quần thể một cách chậm chạp.
-
Câu 32:
Xác định: Nhân tố nào góp phần thúc đẩy sự phân hóa kiểu gen của quần thể?
A. Giao phối không ngẫu nhiên
B. Chọn lọc tự nhiên
C. Đột biến
D. Cách li địa lí
-
Câu 33:
Em hãy cho biết: Đa hình cân bằng di truyền là kết quả của chọn lọc?
A. Vận động
B. Phân hóa
C. Ổn định
D. Phân hóa rồi kiên định
-
Câu 34:
Tình huống: Sự hóa đen của bướm sâu đo bạch dương ở vùng công nghiệp là kết quả của?
A. chọn lọc thể đột biến có lợi đã phát sinh ngẫu nhiên từ trước trong quần thể bướm
B. chọn lọc thể đột biến có lợi đã phát sinh do khói bụi nhà máy
C. sự biến đổi phù hợp màu sắc của bướm với môi trường
D. sự ảnh hưởng trực tiếp do than bụi của nhà máy lên cơ thể bướm
-
Câu 35:
Chọn đáp án đúng: Vi khuẩn tụ cầu vàng có khả năng kháng lại thuốc pênixilin là do có gen đột biến làm?
A. thay đổi cấu trúc thành tế bào, thuốc không thể bám vào thành tế bào
B. biến tính thuốc do đó mất tính năng của thuốc
C. vô hiệu hoá làm mất hoàn toàn tính năng của thuốc
D. làm giảm đi đáng kể tác dụng của thuốc
-
Câu 36:
Cho biết: Yếu tố nào tạo nên kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi?
A. Đột biến
B. Biến dị tổ hợp
C. Đột biến và biến dị tổ hợp
D. Chọn lọc tự nhiên
-
Câu 37:
Em hãy cho biết: Quá trình hình thành quần thể thích nghi diễn ra nhanh hay chậm không phụ thuộc vào các yếu tố nào?
A. Áp lực của CLTN
B. Quá trình phát sinh và tích luỹ các gen đột biến ở mỗi loài
C. Tốc độ sinh sản của loài
D. Nguồn dinh dưỡng ở khu phân bố của quần thể
-
Câu 38:
Cho biết: Trong quá trình hình thành đặc điểm thích nghi, thì nhân tố đóng vai trò sàng lọc và giữ lại kiểu gen thích nghi là?
A. đột biến
B. chọn lọc tự nhiên
C. giao phối
D. cách li
-
Câu 39:
Cho biết: Trong quá trình hình thành đặc điểm thích nghi, thì nhân tố đóng vai trò sàng lọc và giữ lại kiểu gen thích nghi là?
A. đột biến
B. chọn lọc tự nhiên
C. giao phối
D. cách li
-
Câu 40:
Xác định: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, lịch sử hình thành đặc điểm thích nghi của sinh vật chịu sự chi phối của yếu tố nào?
A. Đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên.
B. Biến dị, di truyền và phân li tính trạng.
C. Biến dị, di truyền và chọn lọc tự nhiên.
D. Biến dị, di truyền và giao phối.