Đề thi HK1 môn Vật Lý 10 năm 2021-2022
Trường THPT Hoàng Hoa Thám
-
Câu 1:
Hình 2.6 cho biết đồ thị tọa độ – thời gian của một ôtô chuyển động thẳng, tốc độ của nó là 2 m/s. Tọa độ của ôtô lúc t = 4s là
A. 28 m.
B. 20 m.
C. 15 m.
D. 12 m.
-
Câu 2:
Một máy bay cất cánh từ Hà Nội đi Bắc Kinh vào hồi 9 giờ 30 phút theo giờ Hà Nội và đến Bắc Kinh vào lúc 14 giờ 30 phút cùng ngày theo giờ địa phương. Biết rằng giờ Bắc Kinh nhanh hơn giờ Hà Nội 1 giờ. Biết tốc độ trung bình của máy bay là 1000 km/h. Coi máy bay bay theo đường thẳng. Khoảng cách từ Hà Nội đến Bắc Kinh là
A. 4000 km.
B. 6000 km.
C. 3000 km.
D. 5000 km
-
Câu 3:
Một người đi xe đạp từ nhà tới trường theo một đường thẳng, với tốc độ 15 km/h. Khoảng cách từ nhà đến trường là 5 km. Chọn hệ trục tọa độ Ox trùng với đường thẳng chuyển động, gốc O tại trường, chiều dương ngược với chiều chuyển động, gốc thời gian là lúc xuất phát. Phương trình chuyển động của người đó có dạng
A. x = 5 + 15t (km).
B. x = 5 – 15t (km).
C. x = -5 +15t (km).
D. x = -5 – 15t (km).
-
Câu 4:
Từ hai địa điểm A và B cách nhau 180 km có hai xe khởi hành cùng một lúc, chạy ngược chiều nhau. Xe từ A có vận tốc v1 = 36 km/h, xe từ B có vận tôc v2 = 54 km/h. Chọn địa điểm A làm gốc tọa độ, chọn gốc thời gian lúc hai xe khởi hành, chiều từ A đến B là chiều dương. Thời điểm hai xe tới gặp nhau và tọa độ của địa điểm hai xe gặp nhau là:
A. t = 10 h ; x = 360 km.
B. t = 1,8 h ; x = 64,8 km.
C. t = 2 h ; x = 72 km.
D. t = 36 s ; x = 360 m.
-
Câu 5:
Một chiếc xe chuyển động trên một đoạn đường thẳng AB với tốc độ trung bình là v. Câu nào sau đây là đúng?
A. Xe chắc chắn chuyển động thẳng đều với tốc độ là v.
B. Quãng đường xe chạy được tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động.
C. Tốc độ trung bình trên các quãng đường khác nhau trên đường thẳng AB có thể là khác nhau.
D. Thời gian chạy tỉ lệ với tốc độ v.
-
Câu 6:
Một vật chuyển động dọc theo chiều (+) trục Ox với vận tốc không đổi, thì
A. tọa độ của vật luôn có giá trị (+).
B. vận tốc của vật luôn có giá tri (+).
C. tọa độ và vận tốc của vật luôn có giá trị (+).
D. tọa độ luôn trùng với quãng đường.
-
Câu 7:
Trong cá đồ thị x – t dưới đây, đồ thị nào không biểu diễn chuyển động thẳng đều.
A.
B.
C.
D.
-
Câu 8:
Một ôtô chuyển động đều trên một đoạn đường thẳng với vận tốc 60 km/h. Bến xe nằm ở đầu đoạn đường nhưng xe xuất phát từ một địa điểm trển đoạn đường cách bến xe 4 km. Chọn bến xe là vật mốc, chọn thời điểm xe xuất phát làm gốc thời gian và chọn chiều dương là chiều chuyển động. Phương trình chuyển động của ôtô trên đoạn đường này là:
A. x = 60t (km ; h).
B. x = 4 – 60t (km ; h).
C. x = 4 + 60t (km ; h).
D. x = -4 + 60t (km ; h).
-
Câu 9:
Trong trường hợp nào dưới đây có thể coi một đoàn tàu như một chất điểm?
A. Đoàn tàu lúc khởi hành.
B. Đoàn tàu đang qua cầu.
C. Đoàn tàu đang chạy trên một đoạn đường vòng.
D. Đoàn tàu đang chạy trên đường Hà Nội -Vinh.
-
Câu 10:
Một người đứng trên đường quan sát chiếc ô tô chạy qua trước mặt. Dấu hiệu nào cho biết ô tô đang chuyển động?
A. Khói phụt ra từ ống thoát khí đặt dưới gầm xe.
B. Khoảng cách giữa xe và người đó thay đổi.
C. Bánh xe quay tròn.
D. Tiếng nổ của động cơ vang lên.
-
Câu 11:
Một chiếc xe lửa đang chuyển động, quan sát chiếc va li đặt trên giá để hàng hóa, nếu nói rằng:
1. Va li đứng yên so với thành toa.
2. Va li chuyển động so với đầu máy.
3. Va li chuyển động so với đường ray.
Nhận xét nào ở trên là đúng?
A. 1 và 2.
B. 2 và 3.
C. 1 và 3.
D. 1, 2 và 3.
-
Câu 12:
Khi không có chuyển động quay muốn cho một vật đứng yên thì hợp lực của các lực đặt vào nó có giá trị như thế nào?
A. Không đổi.
B. Bằng 0.
C. Xác định theo quy tắc hình bình hành.
D. Bất kì (khác 0).
-
Câu 13:
Nhận xét nào sau đây đúng khi nói về trọng tâm của vật rắn?
A. Lực tác dụng vào vật có giá đi qua trọng tâm sẽ làm cho vật chuyển động quay.
B. Trọng tâm của vật luôn đặt tại một điểm nằm trên vật.
C. Trọng tâm là điểm đặt của trọng lực tác dụng lên vật.
D. Lực tác dụng lên vật có giá đi qua trọng tâm sẽ làm cho vật vừa quay vừa tịnh tiến.
-
Câu 14:
Trọng tâm của vật trùng với tâm hình học của nó khi nào?
A. Vật có dạng hình học đối xứng.
B. Vật có dạng là một khối cầu.
C. Vật đồng tính, có dạng hình học đối xứng.
D. Vật đồng tính.
-
Câu 15:
Một thanh AB được tạo thành từ hai thanh, thanh sắt AC và thanh nhôm CB có chiều dài bằng nhau và hàn chặt tại C (Hình III.1). Gọi G1 và G2 lần lượt là vị trí trọng tâm của AC và CB. Vị trí trọng tâm của thanh AB nằm ở vị trí:
A. trong đoạn G1C.
B. trong đoạn CG2.
C. ngay tại điểm C.
D. trong đoạn AG1.
-
Câu 16:
Hai lực F1 và F2 song song, ngược chiều đặt tại hia đầu thanh AB có hợp lực F đặt tại O cách A là 8 cm, cách B là 2 cm và có độ lớn F = 10,5 N. Độ lớn của F1 và F2 là
A. 3,5 N và 14 N.
B. 14 N và 3,5 N.
C. 7 N và 3,5 N.
D. 3,5 N và 7 N.
-
Câu 17:
Thanh AB đồng chất có trọng lượng 4 N, chiều dài 8 cm. Biết quả cân có trọng lượng P1 = 10 N treo vào đầu A, quả cân có trọng lượng P2 treo vào đầu B. Trục quay O cách A 2 cm, hệ nằm cân bằng. P2 có độ lớn là
A. 5 N.
B. 4,5 N.
C. 3,5 N.
D. 2 N.
-
Câu 18:
Thước AB = 100cm, trọng lượng P = 10N, trọng tâm ở giữa thước. Thước có thể quay dễ dàng xung quanh một trục nằm ngang đi qua O với OA = 30cm. Để thước cân bằng và nằm ngang, ta cần treo một vật tại đầu A có trọng lượng bằng bao nhiêu?
A. 4,38 N.
B. 5,24 N.
C. 9,34 N.
D. 6,67 N.
-
Câu 19:
Một người nâng một tấm gỗ dài 1,5 m, nặng 30 kg và giữ cho nó hợp với mặt đất nằm ngang một góc 60°. Biết trọng tâm của tấm gỗ cách đầu mà người đó nâng 120 cm, lực nâng vuông góc với tấm gỗ. Tính lực nâng của người đó.
A. 300 N
B. 51,96 N
C. 240 N
D. 30 N
-
Câu 20:
An nói với Bình: “Mình đi mà hóa ra đứng; cậu đứng mà hóa ra đi!”. Trong câu nói này thì vật làm mốc là ai?
A. An.
B. Bình.
C. Cả An lẫn Bình.
D. Không phải An cũng không phải Bình.
-
Câu 21:
Một chiếc xe đạp đang chạy đều trên một đoạn đường thẳng nằm ngang. Điểm nào dưới đây của bánh xe sẽ chuyển động thẳng đều?
A. Một điểm trên vành bánh xe.
B. Một điểm trên nan hoa.
C. Một điểm ở moay-ơ (ổ trục).
D. Một điểm trên trục bánh xe.
-
Câu 22:
Hai ô tô cùng khởi hành từ hai địa điểm A và B cách nhau 100 km, chuyển động cùng chiều, ô tô A có vận tốc 60 km/h, ô tô B có vận tốc 40 km/h. Chọn trục tọa độ là đường thẳng AB, gốc tọa độ tại A, chiều dương từ A đến B. Hai xe gặp nhau cách B bao nhieu km?
A. 60 km.
B. 100 km.
C. 200 km.
D. 300 km.
-
Câu 23:
Một vật chuyển động sao cho trong những khoảng thời gian khác nhau, gia tốc trung bình của vật như nhau. Đó là chuyển động
A. tròn đều.
B. đều.
C. thẳng đều.
D. biến đổi đều.
-
Câu 24:
Một ô tô có khối lượng 1200 kg, đang đứng yên bắt đầu chịu tác dụng của lực kéo động cơ theo phương song song với mặt đường nằm ngang thì chuyển động nhanh dần và sau 30 s, vận tốc của ô tô đạt 30 m/s. Cho hệ số ma sát của xe là 0,2. Lấy g = 10 m/s2. Độ lớn lực kéo của động cơ là
A. 1200 N.
B. 2400 N.
C. 4800 N.
D. 3600 N.
-
Câu 25:
Một cầu thang đang được sử dụng để di chuyển các vật nặng lên xuống theo phương thẳng đứng. Dây cáp chịu lưc căng lớn nhất khi
A. vật được nâng lên thẳng đều.
B. vật được đưa xuống thẳng đều.
C. vật được nâng lên nhanh dần.
D. vật được đưa xuống nhanh dần.
-
Câu 26:
Ba quả cầu đặc bằng chì, bằng sắt và bằng gỗ có thể tích bằng nhau, được thả rơi không vận tốc đầu từ cùng một độ cao xuống. Biết lực cản của không khí tác dụng vào các quả cầu bằng nhau. Khi đó
A. quả cầu bằng chì rơi chạm đất trước
B. quả cầu bằng sắt rơi chạm đất trước
C. quả cầu bằng gỗ rơi chạm đất trước
D. ba quả cầu rơi chạm đất cùng lúc
-
Câu 27:
Lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên Mặt Trăng và Mặt Trăng tác dụng lên Trái Đất luôn
A. cùng phương, cùng chiều.
B. cùng độ lớn và cùng chiều.
C. cùng phương, ngược chiều và cùng độ lớn.
D. cùng phương, cùng chiều và cùng độ lớn.
-
Câu 28:
Tính momen của lực F đối với trục quay O, cho biết F = 100 N, OA = 100 cm. Bỏ qua trọng lượng của thanh (Hình III.6).
A. 50 N.m.
B. 50√3 N.m.
C. 100 N.m.
D. 100√3 N.m.
-
Câu 29:
Những kết luận nào dưới đây là sai?
A. Momen lực là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay vật của lực có độ lớn bằng tích độ lớn của lực và chiều dài tay đòn của nó.
B. Momen lực có giá trị khác 0 khi giá của lực cắt trục quay.
C. Điều kiện cân bằng của một vật có trục quay cố định là tổng các momen lực làm vật quay theo chiều kim đồng hồ bằng tổng các momen lực làm vật quay theo chiều ngược lại.
D. Momen của ngẫu lực chỉ phụ thuộc vào độ lớn của lực và tay đòn của ngẫu lực, trái lại không phụ thuộc vào vị trí của trục quay vuông góc với mặt phẳng của ngẫu lực.
-
Câu 30:
Một vòng tròn có thể quay quanh trục đối xứng O. Khi có một lực F tác dụng lên vòn tròn tại điểm K theo hướng được biểu diễn trên hình III.7, thì giá trị của momen lực tính theo trục O của lực này bằng
A. F.OK.
B. F.KL.
C. F.OL.
D. F.KM.
-
Câu 31:
Tìm phát biểu sai về trọng tâm của một vật rắn.
A. Luôn nằm trên phương của dây treo khi vật được treo bằng một sợi dây.
B. Là điểm đặt của trọng lực tác dụng lên vật.
C. Không dịch chuyển so với vật.
D. Luôn nằm trên vật.
-
Câu 32:
Một thanh chắn đường AB dài 9 m, nặng 30 kg, trọng tâm G cách đầu B một khoảng BG = 6 m. Trục quay O cách đầu A một khoảng AO = 2 m, đầu A được treo một vật nặng. Người ta phải tác dụng vào đầu B một lực F = 100 N để giử cho thanh cân bằng ở vị trí nằm ngang. Tính khối lượng của vật nặng mà người ta đã treo vào đầu A. Lấy g = 10 m/s2.
A. 30 kg .
B. 40 kg.
C. 50 kg.
D. 60 kg.
-
Câu 33:
Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn lực đàn hồi của lò xo không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
A. Độ biến dạng của lò xo.
B. Bản chất của chất làm lò xo.
C. Chiều dài của lò xo.
D. Khối lượng của lò xo.
-
Câu 34:
Tại mặt đất, hai vật được ném thẳng đứng lên cao với cùng vận tốc vo = 40 m/s, vật thứ 2 ném sau vật 1 là 3s. Lấy g = 10m/s2, bỏ qua sức cản của không khí. Hai vật gặp nhau sau khi ném ở độ cao
A. 75,63 m.
B. 48,75 m.
C. 56,43 m.
D. 87,25 m.
-
Câu 35:
Một vật rơi tự do từ độ cao h, trong giây cuối cùng trước lúc chạm mặt đất vật đi được quãng đường gấp 1,5 lần quãng đường vật đi được trong giây trước đó. Lấy g = 10 m/s2. Độ cao h gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 17 m.
B. 85 m.
C. 61 m.
D. 58 m.
-
Câu 36:
Một ca nô chuyển động đều, đầu tiên chạy theo hướng Nam - Bắc trong thời gian 18 phút sau đó rẽ sang hướng Đông - Tây và chạy thêm 24 phút, khoảng cách từ nơi xuất phát tới nơi dùng là 25 km, vận tốc ca nô là
A. 50 km/h.
B. 45 km/h.
C. 40 km/h.
D. 25 km/h.
-
Câu 37:
Một thang máy chuyển động lên cao với gia tốc 2m/s2. Lúc thang máy có vận tốc 2,4m/s thì từ trần thang máy có một vật rơi xuống. Trần thang máy cách sàn là h = 2,47m. Hãy tính trong hệ quy chiếu gắn với mặt đất thời gian rơi của vật
A. 0,64s.
B. 0,98s.
C. 0,21s.
D. 1,8s.
-
Câu 38:
Câu nào dưới đây nó về một chuyển động thẳng biến đổi đều là không đúng?
A. Vận tốc tức thời của chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn tăng hoặc giảm dần đều theo thời gian.
B. Gia tốc của vật chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn không đổi.
C. Gia tốc của vật chuyển động thẳng biến đổi đều luôn cùng phương, chiều với vận tốc.
D. Quãng đường đi được của vật chuyển động thẳng biến đổi đều luôn được tính theo công thức s = vtbt, với vtb là vận tốc trung bình của vật.
-
Câu 39:
Cho đồ thị v – t mô tả chuyển động của một vật trên một đường thẳng
Vật chuyển động chậm dần đều
A. trong khoảng thời gian từ 0 đến t1.
B. trong khoảng thời gian từ t1 đến t2.
C. trong khoảng thời gian từ t2 đến t3.
D. trong khoảng thời gian từ 0 đến t2.
-
Câu 40:
Nhận xét nào sau đây về chuyển động biến đổi đều là không chính xác?
A. Gia tốc tức thời không đổi.
B. Đồ thị vận tốc – thời gian là một đường thẳng.
C. Đường biểu diễn tọa độ theo thời gian là đường parabol.
D. Vectơ gia tốc luôn cùng chiều với vectơ vận tốc.