Đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 10 năm 2021
Trường THPT Vĩnh Định
-
Câu 1:
Có những nhà khoa học nào trong lĩnh vực vật lí đã phát minh ra điện ở cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?
A. G. Ôm (Đức), G. Jun (Anh), E. Len-xơ (Nga).
B. Tôm - xơn (Anh), G. Ôm (Đức), G. Jun (Anh).
C. G. Jun (Anh), E. Len-xơ (Nga), Rơ-dơ-pho (Anh).
D. Tôm - xơn (Anh), Len-xơ (Nga), Rơ-dơ-pho (Anh).
-
Câu 2:
Ý nào sau đây không phải nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của nông nghiệp ở các nước tư bản trong những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?
A. Phương pháp canh tác được cải tiến.
B. Sử dụng nhiều máy móc trong sản xuất.
C. Sử dụng phân bón hóa học.
D. Tiến hành cuộc “cách mạng xanh”.
-
Câu 3:
“Sống trong lao động hoặc chết trong chiến đấu” là khẩu hiệu đấu tranh của công nhân nước nào?
A. Anh.
B. Pháp.
C. Đức.
D. Mĩ.
-
Câu 4:
Cuộc đấu tranh của công nhân châu Âu những năm 20-30 của thế kỉ XIX đấu tranh vì quyền lợi
A. kinh tế và chính trị.
B. kinh tế và văn hóa.
C. chính trị và văn hóa.
D. kinh tế và dân chủ.
-
Câu 5:
Phong trào đấu tranh nào của công nhân Anh được đánh giá là có mục tiêu chính trị rõ ràng và nhận được sự ủng hộ rộng rãi của quần chúng?
A. Phong trào công nhân dệt Li-ông.
B. Phong trào hiến chương.
C. Phong trào công nhân dệt Si-ca-go.
D. Phong trào kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động.
-
Câu 6:
Ba nhà tư tưởng tiến bộ nhất của chủ nghĩa xã hội không tưởng là những ai?
A. Xanh xi-mông, Phu-ri-ê và Cromoen.
B. Phu-ri-ê, Mông-te-xki-ơ và Ô-oen.
C. Xanh xi-mông, Phu-ri-ê và Ru-xô.
D. Xanh xi-mông, Phu-ri-ê và Ô-oen.
-
Câu 7:
Cuộc đấu tranh của công nhân Anh, Pháp, Đức trong những năm 20-30 của thế kỉ XIX thất bại do
A. Chưa có giai cấp lãnh đạo tiên tiến.
B. Chưa có đường lối chính trị rõ ràng.
C. Chưa có sự giúp đỡ của quốc tế.
D. Chưa có sự đoàn kết của công nhân và nông dân.
-
Câu 8:
Đối với học thuyết Mác, chủ nghĩa xã hội không tưởng có vai trò như thế nào?
A. Cơ sở tiền đề.
B. Cổ vũ mạnh mẽ.
C. Trào lưu tiến bộ.
D. Hoàn thiện toàn bộ.
-
Câu 9:
Nội dung nào sau đây không thuộc tư tưởng của Xanh Xi-mông?
A. Xây dựng xã hội công bằng.
B. Phê phán chế độ áp bức bóc lột.
C. Lập ra các đơn vị lao động để cải tạo xã hội.
D. Con người được thỏa mãn về vật chất, tinh thần.
-
Câu 10:
Các nhà tư tưởng tiến bộ nửa đầu thế XIX để không có quan điểm nào sau đây trong xây dựng chế độ mới?
A. Không có chế độ tư hữu.
B. Không có bóc lột.
C. Nhân dân làm chủ phương tiện sản xuất.
D. Người lãnh đạo làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu.
-
Câu 11:
Nguyên nhân sâu xa làm xuất hiện chủ nghĩa xã hội không tưởng là gì?
A. Do chủ nghĩa tư bản đã bộc lộ những hạn chế của nó.
B. Do giai cấp công nhân trở thành một lực lượng chính trị độc lập.
C. Do giai cấp tư sản lúc này đã thống trị trên phạm vi toàn thế giới.
D. Do mâu thuẫn giữa công nhân và tư sản ngày càng gay gắt.
-
Câu 12:
Phong trào công nhân bùng nổ sớm nhất ở Anh, Pháp, Đức không vì lí do nào sau đây?
A. Do đời sống công nhân ở đây khó khăn, khổ cực.
B. Do công nhân mới chỉ đấu tranh ở mức độ tự phát.
C. Do công nhân mâu thuẫn gay gắt với giai cấp tư sản.
D. Do có nền kinh tế phát triển với nhiều nhà máy xí nghiệp tập trung số lượng lớn công nhân.
-
Câu 13:
Tổ chức “Đồng minh những người chính nghĩa” được thành lập vào thời gian nào? Ở đâu?
A. Năm 1836, ở Pari.
B. Năm 1836, ở Luân Đôn.
C. Năm 1838, ở Pari.
D. Năm 1838, ở Luân Đôn.
-
Câu 14:
Lời mở đầu trong “Tuyên ngôn của đảng cộng sản” (1848) bao gồm mấy chương?
A. hai chương.
B. ba chương.
C. bốn chương.
D. năm chương.
-
Câu 15:
Tuyên ngôn của đảng cộng sản được công bố vào tháng 2-1848 do ai soạn thảo?
A. Mác.
B. Ăng-ghen.
C. Lê-nin.
D. Mác, Ăng-ghen.
-
Câu 16:
“Tuyên ngôn của đảng cộng sản” đánh dấu sự kết hợp giữa
A. phong trào công nhân và phong trào giải phóng dân tộc.
B. chủ nghĩa xã hội khoa học với phong trào công nhân.
C. phong trào công nhân và chính đảng tiên phong của nó.
D. lí luận và thực tiễn của phong trào công nhân.
-
Câu 17:
Tác phẩm nào đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học?
A. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản.
B. Tình cảnh giai cấp công nhân Anh.
C. Lí luận chủ nghĩa Mác.
D. Lí luận chủ nghĩa Mác - Lê-nin.
-
Câu 18:
Tại sao trong “Tuyên ngôn của đảng cộng sản”, những người cộng sản lại tuyên bố dùng bạo lực để lật đổ chính phủ hiện có?
A. Bạo lực là con đường duy nhất giành thắng lợi.
B. Người cộng sản chẳng mất gì ngoài xiềng xích.
C. Công nhân đã quen với bạo lực cách mạng.
D. Giai cấp công nhân muốn đoàn kết lại với nhau.
-
Câu 19:
Đâu không phải điều kiện để giai cấp vô sản thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình trong “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”?
A. Thiết lập nền chuyên chính vô sản.
B. Thành lập chính đảng của mình.
C. Xây dựng khối liên minh công - nông vững chắc.
D. Đoàn kết các lực lượng công nhân trên thế giới.
-
Câu 20:
Chủ nghĩa xã hội không tưởng trở thành khoa học dựa trên nội dung cơ bản nào?
A. Lên án mạnh mẽ chính sách bóc lột của chủ nghĩa tư bản.
B. Chỉ ra sự cần thiết phải thay thế chủ nghĩa tư bản bằng chủ nghĩa xã hội.
C. Phản ánh đúng khát vọng của nhân dân lao động bị áp bức.
D. Phát hiện công nhân là lực lượng xã hội có thể thủ tiêu CNTB, xây dựng CNXH.
-
Câu 21:
C. Mác và Ăng-ghen đối với tổ chức “Đồng minh những người cộng sản” không có vai trò nào sau đây?
A. Đặt cơ sở lí luận cho hình thành học thuyết Mác.
B. Đề ra mục đích hoạt động của “Đồng minh những người cộng sản”.
C. Học hỏi và tiếp thu những tư tưởng tiến bộ trên thế giới.
D. Soạn thảo “Tuyên ngôn Đảng cộng sản”.
-
Câu 22:
Tiền đề nào không phải nguồn gốc lí luận trực tiếp của chủ nghĩa xã hội khoa học?
A. Triết học cổ điển Đức.
B. Kinh tế chính trị học cổ điển Anh.
C. Chủ nghĩa xã hội không tưởng.
D. Triết học ánh sáng Pháp.
-
Câu 23:
Cuộc khởi nghĩa của công nhân thợ tơ Li-ông Pháp đòi thiết lập nền Cộng hòa diễn ra vào thời gian nào?
A. Năm 1832.
B. Năm 1834.
C. Năm 1843.
D. Năm 1835.
-
Câu 24:
Trong các cuộc đấu tranh dưới đây của công nhân, cuộc đấu tranh nào tồn tại lâu nhất?
A. Khởi nghĩa Li-ông ở Pháp.
B. Phong trào Hiến chương ở Anh.
C. Khởi nghĩa Sơ-lê-din ở Đức.
D. Phong trào đòi tăng lương ở Đức.
-
Câu 25:
Ba nhà tư tưởng tiến bộ nhất của chủ nghĩa xã hội không tưởng là những ai?
A. Xanh xi-mông, Phu-ri-ê và Cromoen.
B. Phu-ri-ê, Mông-te-xki-ơ và Ô-oen.
C. Xanh xi-mông, Phu-ri-ê và Ru-xô.
D. Xanh xi-mông, Phu-ri-ê và Ô-oen.
-
Câu 26:
Ý nào sau đây không phải nguyên nhân phong trào công nhân bùng nổ sớm nhất ở Anh, Pháp và Đức?
A. Do có nền kinh tế phát triển với nhiều nhà máy xí nghiệp tập trung số lượng lớn công nhân.
B. Do đời sống công nhân ở đây khó khăn, khổ cực.
C. Do công nhân mâu thuẫn gay gắt với giai cấp tư sản.
D. Do công nhân mới chỉ đấu tranh ở mức độ tự phát.
-
Câu 27:
Tại sao các cuộc đấu tranh của công nhân trong nửa đầu thế kỉ XIX đều thất bại?
A. Do thiếu sự lãnh đạo đúng đắn và chưa có đường lối chính trị rõ ràng.
B. Do tinh thần đấu tranh chưa kiên định, dễ thỏa hiệp, mua chuộc.
C. Do chưa có sự chuẩn bị chu đáo.
D. Do giai cấp tư sản đàn áp quyết liệt.
-
Câu 28:
Ý nào không đánh giá đúng về ý nghĩa của chủ nghĩa xã hội không tưởng?
A. Là một trào lưu tư tưởng tiến bộ.
B. Là sự kế thừa tư tưởng của các nhà triết học Ánh sáng Pháp.
C. Có tác dụng cổ vũ những người lãnh đạo.
D. Là một trong những tiền đề cho sự hình thành học thuyết Mác sau này.
-
Câu 29:
Năm 1900, Lê-nin cùng các đồng chí của mình xuất bản báo Tia lửa nhằm mục đích gì?
A. Truyền bá chủ nghĩa Mác vào phong trào công nhân Nga.
B. Tập hợp quần chúng nhân đấu tranh chống lại Nga hoàng.
C. Gây dựng thanh thế cho Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga.
D. Giành ưu thế cho pháp Bônsêvích.
-
Câu 30:
Tình hình chính trị nước Nga những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX có đặc điểm gì nổi bật?
A. Nga giành thắng lợi trong chiến tranh Nga - Nhật.
B. Chính quyền thi hành nhiều chính sách tiến bộ.
C. Mâu thuẫn giai cấp nông dân với địa chủ gay gắt.
D. Duy trì bộ máy cai trị của chính quyền phong kiến.
-
Câu 31:
Tổ chức nào do Lê -nin thành lập năm 1895 được coi là mầm mống của Đảng mácxít cách mạng?
A. Liên hiệp giải phóng nhân dân Nga.
B. Hội đấu tranh giải phóng nhân dân Nga.
C. Liên hiệp đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân.
D. Hội đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân.
-
Câu 32:
Năm 1903, Đại hội Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga được triệu tập không bàn về nội dung nào sau đây?
A. Đa số đại biểu tán thành đường lối của Lê-nin.
B. Bàn về cương lĩnh của Đảng.
C. Bàn về điều lệ Đảng.
D. Thông qua Ban chấp hành trung ương Đảng.
-
Câu 33:
Nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ cuộc cách mạng 1905 - 1907 ở Nga là
A. phong trào bãi công, biểu tình của quần chúng cuối năm 1904.
B. quân đội và cảnh sát của Nga hoàng gây vụ thảm sát “Ngày chủ nhật đẫm máu”.
C. nước Nga thất bại trong cuộc Chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905).
D. công nhân Xanh Pêtécbua biểu tình thỉnh cầu Nga hoàng cải thiện đời sống.
-
Câu 34:
Một trong những ý nghĩa quốc tế của phong trào cách mạng 1905 - 1907 là gì?
A. Giáng một đòn mạnh mẽ vào chế độ Nga hoàng.
B. Thể hiện lòng yêu nước của nhân dân Nga.
C. Cổ vũ phong trào đấu tranh đòi dân chủ ở các nước đế quốc.
D. Thức tỉnh nhân dân đấu tranh vào đầu thế kỉ XX.
-
Câu 35:
Tổ chức “Đồng minh những người chính nghĩa” được thành lập ở đâu? Vào thời gian nào?
A. Thành lập ở Pari, năm 1836.
B. Thành lập ở London, năm 1847.
C. Thành lập ở Pari, năm 1847.
D. Thành lập ở Viên, năm 1836.
-
Câu 36:
Tổ chức “Đồng minh những người chính nghĩa” đổi tên thành “Đồng minh những người cộng sản” vào thời gian nào?
A. Tháng 4-1847.
B. Tháng 5-1847.
C. Tháng 6-1847.
D. Tháng 7-1847.
-
Câu 37:
“Đồng minh những người cộng sản” ra đời nhằm mục đích gì?
A. “Đoàn kết giai cấp vô sản tất cả các nước”.
B. “Đoàn kết giai cấp vô sản và những người cộng sản các nước”.
C. “Đoàn kết giai cấp vô sản và nhân dân các nước thuộc địa”.
D. “Đoàn kết những người cộng sản tất cả các nước”.
-
Câu 38:
Sự kiện nào châm ngòi lửa cho phong trào cách mạng 1905 - 1907 ở Nga?
A. Các cuộc bãi công và biểu tình của quần chúng (1904).
B. Các cuộc bãi công chính trị của quần chúng (1905).
C. Cuộc tổng bãi công của nhân dân Mat-xcơ-va (1905).
D. Lễ kỉ niệm ngày quốc tế lao động (1-5-1905).
-
Câu 39:
Đặc điểm của nền kinh tế nước Nga trong những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là gì?
A. Khủng hoảng trầm trọng về kinh tế, chính trị, xã hội.
B. Đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
C. Nga hoàng đã bị lật đổ, thiết lập chế độ cộng hòa.
D. Mâu thuẫn nhân dân với Nga hoàng ngày càng gay gắt.
-
Câu 40:
Sự kiện nào sau đây được xem là “Ngày chủ nhật đẫm máu”?
A. Cuộc tổng bãi công của nhân dân Mat-xcơ-va (1905).
B. 14 vạn công nhân Pe-tec-bua kéo đến Cung điện mùa đông (9/1/1905).
C. Phong trào cách mạng của nông dân và binh lính (1905).
D. Các cuộc bãi công và biểu tình của quần chúng (1904).