Trắc nghiệm Tổng hợp quy luật di truyền Sinh Học Lớp 12
-
Câu 1:
Di truyền học đề cập tới những kiến thức cơ sở nào sau đây?
A. Cơ sở vật chất, cơ chế tính và tính quy luật của hiện tượng di truyền.
B. Cơ sở vật chất, cơ chế và tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị
C. Cơ sở vật chất, cơ chế và tính quy luật của hiện tượng biến dị
D. Cơ sở vật chất, cơ chế của hiện tượng di truyền.
-
Câu 2:
Ở một loài động vật, tính trạng D do gen a quy định. Trong trường hợp nào sau đây, lai thuận và lai nghịch cho kết quả khác nhau và đời con sinh ra luôn có kiểu hình giống mẹ?
A. Gen a nằm trên NST thường.
B. Gen a nằm trên NST giới tính X
C. Gen a nằm ở ti thể.
D. Gen a nằm trên NST giới tính Y.
-
Câu 3:
Nếu kết quả lai thuận và lai nghịch khác nhau, kiểu hình phân ly đồng đều ở hai giới thì kết quả nào được rút ra ở dưới đây là đúng?
A. Gen quy định tính trạng nằm trên NST thường.
B. Gen quy định tính trạng nằm trên NST Y.
C. Gen quy định tính trạng nằm trong tế bào chất.
D. Gen quy định tính trạng nằm trên NST X.
-
Câu 4:
Cơ sở tính quy luật của hiện tượng di truyền các tính trạng được quy định bởi gen trong nhân là:
A. Sự phân li độc lập của các cặp nhiễm sắc thể trong giảm phân và sự tổ hợp tự do của các giao tử trong thụ tinh.
B. Các gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính phân li theo nhiễm sắc thể giới tính
C. Sự vận động của vật chất di truyền qua các thế hệ có tính quy luật chặt chẽ thông qua cơ chế nguyên phân và giảm phân
D. Các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể di truyền cùng nhau,
-
Câu 5:
Di truyền học đề cập tới những kiến thức cơ sở nào sau đây:
A. Cơ sở vật chất, cơ chế tính và tính quy luật của hiện tượng di truyền.
B. Cơ sở vật chất, cơ chế và tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị
C. Cơ sở vật chất, cơ chế và tính quy luật của hiện tượng biến dị
D. Cơ sở vật chất, cơ chế của hiện tượng di truyền.
-
Câu 6:
Cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền ngoài nhân là:
A. Giao tử cái có nhiều NST hơn giao tử đực.
B. Các ADN ngoài nhân (gen ở lạp thể, ti thể).
C. Protein và ARN luôn hoạt động ngoài nhân
D. Lượng tế bào chất ở giao tử cái thường lớn.
-
Câu 7:
Ở thực vật, có hai phép lai giữa các cá thể (F1) dị hợp tử về hai cặp gen (kí hiệu hai cặp gen này là A, a và B, b), mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn.
Trong phép lai 1: Hai cặp gen cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng.
Trong phép lai 2: Hai cặp gen nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau.
Trường hợp số loại giao tử và tỉ lệ các loại giao tử của các cá thể F1 ở hai phép lai giống nhau. Khi đó, có bao nhiêu nội dung sau đây là hợp lý ?
(1) Phép lai 1: hoán vị gen 2 bên tần số 50%, phép lai 2: các gen phân li độc lập
(2) F2 có 5 loại kiểu gen cùng qui định kiểu hình 2 tính trạng trội
(3) F2 kiểu hình mang 2 tính trạng trội 56,25%
(4) F1 xảy ra hoán vị gen với tần số 25%
(5) F2 tỷ lệ phân ly kiểu hình 9:3:3:1
(6) F1 tạo 4 loại giao tử tỷ lệ bằng nhau
(7) F2 số cá thể có kiểu gen giống kiểu gen của F1 chiếm tỷ lệ 50%
(8) F2 có 4 loại kiểu gen cùng qui định kiểu hình 2 tính trạng trội
(9) F2 có 9 loại kiểu gen
(10) F2 có 4 loại kiểu hình
A. 6
B. 7
C. 4
D. 5
-
Câu 8:
Ở một loài thực vật, cho cây quả dẹt, hoa đỏ dị hợp tử về các cặp gen (P) tự thụ phấn, thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ:
6 cây quả dẹt, hoa đỏ;
5 cây quả tròn, hoa đỏ
3 cây quả dẹt, hoa trắng;
1 cây quả tròn, hoa trắng
1 cây quả dài, hoa đỏ
Biết rằng không xảy ra đột biến. Có bao nhiêu phát biểu đúng trong số những phát biểu sau:
I. Tính trạng hình dạng quả di truyền theo quy luật tương tác gen bổ trợ.
II. Một trong hai cặp gen quy định tính trạng hình dạng quả di truyền liên kết với cặp gen quy định màu sắc hoa.
III. Có xảy ra hoán vị gen với tần số 25%.
IV. Kiểu gen của P là Ad/Ad bD hoặc Aa Bd/bD
A. 2
B. 4
C. 1
D. 3
-
Câu 9:
Cho biết P đều thuần chủng khác nhau về 3 cặp gen tương phản, F1 chỉ xuất hiện một loại kiểu hình cây cao, quả ngọt, tròn. Cho F1 lai với cây khác có kiểu gen chưa biết, thu được thế hệ lai gồm:
1562 cây thân cao, quả chua, dài: 521 cây thân thấp, quả ngọt, tròn:
1558 cây thân cao, quả ngọt, tròn: 518 cây thân thấp, quả chua, dài:
389 cây thân cap, quả chua, tròn: 131 cây thân thấp, quả ngọt, dài:
392 cây thân cao, quả ngọt, dài: 129 cây thân thấp, quả chua, tròn.
Biết rằng: A quy định thân cao, a quy định thân thấp; B quy định quả ngọt, b quy định quả chua; D quy định quả tròn, d quy định quả dài.
Cho các phát biểu sau:
I. Quy luật di truyền phân li độc lập chi phối sự biểu hiện hai cặp tính trạng kích thước thân và vị quả.
II. Quy luật di truyền hoán vị gen chi phối sự phát triển hai cặp tính trạng vị quả và hình dạng quả.
III. P có thể có hai trường hợp về kiểu gen.
IV. Có xảy ra hiện tượng hoán vị gen với tần số 20%.
Số phát biểu có nội dung đúng là
A. 2
B. 3
C. 4
D. 1
-
Câu 10:
Ở một loài thực vật, khi lai giữa P đều thuần chủng khác nhau về 3 cặp gen tương phản thì thu được F1 đều xuất hiện cây có hạt nâu, quả ngọt. Biết rằng tính trạng vị quả do cặp gen Dd quy định. Đem tự thụ F1 nhận được F2 có tỉ lệ:
229 cây hạt nâu, quả chua
912 cây hạt nâu, quả ngọt
76 cây hạt đen, quả chua.
Có bao nhiêu kết luận đúng trong số những kết luận sau:
(1) Tính trạng màu sắc hạt di truyền theo quy luật tương tác gen.
(2) Có hiện tượng hoán vị gen với tần số 40%.
(3) F1 có kiểu gen \({\rm{Aa}}\frac{{Bd}}{{bD}}\) hoặc \(Bb\frac{{Ad}}{{aD}}\).
(4) P có 3 trường hợp về kiểu gen.
A. 3
B. 4
C. 1
D. 2
-
Câu 11:
Tỉ lệ kiểu hình ở tính trạng thứ nhất là 3:1, tỉ lệ kiểu hình ở tính trạng 2 là 1:2:1. Trong trường hợp các tính trạng này di truyền theo quy luật phân li độc lập thì tỉ lệ chung của cả 2 tính trạng là:
A. 1:2:1:3:1:6
B. 6:3:1:1:2:2
C. 6:3:3:2:1:1
D. 3:6:3:2:2:1
-
Câu 12:
P: AaBb x Aabb (trong từng cặp alen, alen trội lấn át hoàn toàn alen lặn), F1 có 2 lớp kiểu hình phân ly 7:1, quy luật tương tác gen chi phối là
A. át chế kiểu 13 : 3
B. cộng gộp kiểu 15 : 1
C. bổ trợ kiểu 9 : 7
D. át chế kiểu 13 : 3 hoặc 15:1
-
Câu 13:
Ở một loài thực vật, khi cho 2 cây hoa đỏ giao phấn với nhau thu được F1 phân li kiểu hình theo tỉ lệ: 9 hoa đỏ: 7 hoa trắng. Cho các cây hoa trắng F1 giao phấn ngẫu nhiên với nhau thu được F2. Theo lí thuyết, trong tổng số cây hoa trắng thu được, cây không thuần chủng chiếm tỷ lệ:
A. 38/49
B. 17/41
C. 24/41
D. 32/49
-
Câu 14:
Cho các nhận định sau:
(1) Tương tác gen là sự tác động qua lại giữa các gen trong quá trình hình thành một kiểu hình.
(2) Các gen trong tế bào không tương tác trực tiếp với nhau mà chỉ có sản phẩm của chúng tác động qua lại với nhau để tạo nên kiểu hình.
(3) Tương tác gen và gen đa hiệu phủ nhận học thuyết đi truyền của Menđen.
(4) Nhiều cặp gen có thể tác động đến sự biểu hiện của một tính trạng được gọi là gen đa hiệu.
Có bao nhiều nhận định không đúng?
A. 2
B. 4
C. 1
D. 3
-
Câu 15:
Biết chỉ xét sự di truyền về một tính trạng .Tỉ lệ kiểu hình 4 : 3 : 1 xuất hiện trong kiểu tương tác:
A. bổ trợ kiểu 9 : 6 : 1 hoặc 9 : 3 : 4
B. tất cả các kiểu tương tác xuất hiện 3 kiểu hình
C. bổ trợ kiểu 9 : 6 : 1 hoặc 12 : 3 : 1
D. kiểu tương tác 12 : 3 : 1 và 9 : 7
-
Câu 16:
P: AaBb x aaBb (trong từng cặp alen, alen trội lấn át hoàn toàn alen lặn), F1 có 3 lớp kiểu hình phân ly 4 : 3 : 1, quy luật tương tác gen chi phối là
A. át chế kiểu 12 : 3 : 1
B. át chế kiểu 9 : 4 : 3
C. bổ trợ kiểu 9 : 6 : 1
D. hoặc 12 : 3 : 1 hoặc 9 : 6 : 1 hoặc 9 : 4 : 3
-
Câu 17:
Đặc điểm di truyền của cả hai cặp tính trạng :
A. 2 cặp gen qui định 2 cặp tính trạng trội lặn hoàn toàn.
B. 3 cặp gen qui định 2 cặp tính trạng, trong đó 1 cặp gen phân li độc lập với 2 cặp liên kết không hoàn toàn.
C. 3 cặp gen qui định 2 cặp tính trạng, cả 3 cặp di truyền phân li độc lập với nhau.
D. một tính trạng trội hoàn toàn, một tính trạng trội không hoàn toàn.
-
Câu 18:
Xét sự di truyền của 2 tính trạng, mỗi tính trạng do một gen gồm 2 alen qui định, các gen trội lặn hoàn toàn, không xảy ra đột biến. Một phép lai được thực hiện, kết quả người ta thu được ở đời con có 4 kiểu hình với tỉ lệ 1:1:1:1.
Cho các quy luật di truyền sau:
I. Quy luật phân li.
II. Quy luật phân li độc lập
III. Liên kết gen.
IV. Tương tác gen.
Số quy luật di truyền đúng cho kết quả trên là
A. 1
B. 3
C. 4
D. 2
-
Câu 19:
Cho một cây dị hợp về hai cặp gen tự thụ phấn, đời con thu được 4 kiểu hình với tỉ lệ 9 : 3 : 3 : 1. Có bao nhiêu quy luật di truyền cùng cho kết quả trên ?
(1) Lai hai cặp tính trạng, trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập.
(2) Di truyền liên kết hoàn toàn.
(3) Liên kết gen không hoàn toàn, có hoán vị gen ở 1 cây, tần số 50%.
(4) Liên kết gen không hoàn toàn, có hoán vị gen ở 2 cây, tần số 50%.
(5) Các gen tương tác theo kiểu bổ sung.
Số ý đúng là:
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
-
Câu 20:
Khi lai hai thứ đại mạch xanh lục bình thường và lục nhạt với nhau thì thu được kết quả như sau:
Lai thuận: P: ♀ xanh lục x ♂ lục nhạt ⇒ F1: 100% xanh lục.
Lai nghịch: P: ♀ lục nhạt x ♂ xanh lục ⇒ F1: 100% lục nhạt.
Nếu cho cây F1 của phép lai nghịch tự thụ phấn thì kiểu hình ở F2 như thế nào?A. 100% lục nhạt.
B. 5 xanh lục : 3 lục nhạt.
C. 3 xanh lục : 1 lục nhạt
D. 1 xanh lục : 1 lục nhạt
-
Câu 21:
Điều không đúng về di truyền qua tế bào chất là:
A. Vật chất di truyền và tế bào chất được chia đều cho các tế bào con.
B. Kết quả lai thuận nghịch khác nhau trong đó con lai thường mang tính trạng của mẹ và vai trò chủ yếu thuộc về tế bào chất của giao tử cái.
C. Các tính trạng di truyền không tuân theo các quy luật di truyền nhiễm sắc thể.
D. Tính trạng do gen trong tế bào chất quy định vẫn sẽ tồn tại khi thay thế nhân tế bào bằng một nhân có cấu trúc khác.
-
Câu 22:
Di truyền qua tế bào chất có đặc điểm nào sau đây?
A. vai trò chủ yếu thuộc về tế bào chất của tế bào sinh dục cái
B. cặp nhiễm sắc thể giới tính XX đóng vai trò quyết định
C. vai trò chủ yếu thuộc về tế bào chất của tế bào sinh dục đực
D. vai trò của tế bào sinh dục đực và cái là như nhau
-
Câu 23:
Ở một loài thực vật lưỡng bội, tính trạng màu hoa do 2 cặp gen Aa, Bb tương tác theo kiểu bổ sung. Khi có cả A và B qui định hoa đỏ, các kiểu gen còn lại cho hoa trắng. Gen D qui định quả to trội hoàn toàn so với alen d qui định quả nhỏ, các gen phân li độc lập với nhau. Cho cây hoa đỏ, quả nhỏ (P) tự thụ phấn thu được F1 gồm 2 loại kiểu hình, trong đó kiểu hình hoa đỏ, quả nhỏ chiếm tỉ lệ 56,25%. Cho cây P giao phấn với một cây khác thu được đời con có 4 loại kiểu hình với tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1. Cho rằng không phát sinh đột biến mới. Theo lí thuyết kiểu gen của cây khác là:
A. AAbbdd, AAbbDd
B. AABbdd , AAbbDd
C. AAbbDd, aaBBDd
D. Aabbdd, AAbbDd
-
Câu 24:
Ở một loài thực vật lưỡng bội, tính trạng màu hoa do 2 cặp gen Aa và Bb tương tác theo kiểu bổ sung. Khi có cả A và B thì quy định hoa đỏ, các kiểu gen còn lại quy định hoa trắng; gen D quy định quả to trội hoàn toàn so với alen d quy định quả nhỏ, các gen phân li độc lập với nhau. Cho cây hoa đỏ, quả nhỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 2 loại kiểu hìnhvới tỉ lệ 56,25% cây hoa đỏ, quả nhỏ : 43,75% cây hoa trắng : quả nhỏ. Cho cây P giao phấn với một cây khác (cây M) thu được đời con có 2 loại kiểu hình với tỉ lệ 3:1. Cho rằng không phát sinh đột biến mới. Theo lí thuyết, kiểu gen của cây M có thể là bao nhiêu trường hợp sau đây?
I. Aabbdd II. AABbdd III. AABbDD IV. AaBBdd
A. 2
B. 3
C. 4
D. 1
-
Câu 25:
Ở một loài thực vật lưỡng bội, tính trạng màu hoa do 2 cặp gen Aa và Bb tương tác theo kiểu bổ sung. Khi có cả A và B thì quy định hoa đỏ, các kiểu gen còn lại quy định hoa trắng; gen D quy định quả to trội hoàn toàn so với alen d quy định quả nhỏ, các gen phân li độc lập với nhau. Cho cây hoa đỏ, quả nhỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 2 loại kiểu hình, trong đó kiểu hình hoa đỏ, quả nhỏ chiếm tỉ lệ 56,25%. Cho cây P giao phấn với một cây khác thu được đời con có 2 loại kiểu hình với tỉ lệ 3:1. Cho rằng không phát sinh đột biến mới. Theo lí thuyết, có bao nhiêu sơ đồ lai phù hợp với phép lai nói trên?
A. 5
B. 7
C. 8
D. 6
-
Câu 26:
Ở một loài thực vật lưỡng bội, tính trạng màu hoa do 2 cặp gen Aa và Bb tương tác theo kiểu bổ sung. Khi có cả A và B thì quy định hoa đỏ, các kiểu gen còn lại quy định hoa trắng; gen D quy định quả to trội hoàn toàn so với alen d quy định quả nhỏ, các gen phân li độc lập với nhau. Cho cây hoa đỏ, quả nhỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 2 loại kiểu hình, trong đó kiểu hình hoa đỏ, quả nhỏ chiếm tỉ lệ 56,25%. Cho cây P giao phấn với một cây khác thu được đời con có 2 loại kiểu hình với tỉ lệ 3:3:1:1. Cho rằng không phát sinh đột biến mới. Theo lí thuyết, có bao nhiêu sơ đồ lai phù hợp với phép lai nói trên?
A. 1 phép lai
B. 4 phép lai
C. 3 phép lai
D. 2 phép lai
-
Câu 27:
Ở một loài thực vật, gen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát của một quần thể ngẫu phối có 100% số cây hoa đỏ. Ở thế hệ F2, số cá thể mang gen a chiếm tỉ lệ 64%. Lấy 4 cây hoa đỏ ở F2, xác suất để thu được 2 cây thuần chủng là bao nhiêu?
A. 0,5
B. 0,64
C. 0,36
D. 0,84
-
Câu 28:
Ở một loài thực vật, khi cho 2 cây hoa đỏ giao phấn với nhau thu được F1 phân li kiểu hình theo tỉ lệ: 9 hoa đỏ: 7 hoa trắng. Cho các cây hoa trắng F1 giao phấn ngẫu nhiên với nhau thu được F2. Theo lí thuyết, trong tổng số cây hoa trắng thu được, cây không thuần chủng chiếm tỷ lệ:
A. 38/49
B. 17/41
C. 24/41
D. 32/49
-
Câu 29:
Ở một loài thực vật, cho (P) thuần chủng, cây hoa đỏ giao phấn với cây hoa trắng thu được F1: 100% cây hoa đỏ. Tiếp tục cho cây hoa đỏ F1 lai với cây hoa trắng (P) thu được F2 gồm 51 cây hoa đỏ : 99 cây hoa vàng; 50 cây hoa trắng. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở F2 có 2 kiểu gen qui định cây hoa vàng.
II. Tính trạng màu sắc hoa do một cặp gen qui định.
III. Tỉ lệ phân li kiểu gen ở F2 là 1 : 2 : 1.
IV. Cây hoa đỏ ở F2 có kiểu gen dị hợp.
A. 2
B. 4
C. 3
D. 1
-
Câu 30:
Ở một loài thực vật, cho (P) thuần chủng, cây hoa đỏ giao phấn với cây hoa trắng thu được F1 100% cây hoa đỏ. Tiếp tục cho cây hoa đỏ F1 lai với cây hoa trắng (P) thu được F2 gồm 51 cây hoa đỏ; 99 cây hoa vàng; 50 cây hoa trắng. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở F2 có 2 kiểu gen quy định cây hoa vàng.
II. Tính trạng màu sắc hoa do một cặp gen quy định.
III. Tỉ lệ phân li kiểu gen ở F2 là 1:2:1.
IV. Cây hoa đỏ ở F2 có kiểu gen đồng hợp.
A. 2
B. 4
C. 3
D. 1
-
Câu 31:
Trong những cơ chế dưới đây có bao nhiêu có chế dẫn tới phát sinh biến dị di truyền
(1) Đột biến gen
(2) Đột biến NST
(3) Thường biến
(4) Hoán vị gen
(5) Phân li độc lập
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 32:
Một loài chim, cho con đực lông đen giao phối với con cái lông đen (P), thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình: 6 con đực lông đen : 3 con cái lông đen : 2 con đực lông nâu : 5 con cái lông nâu. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tính trạng màu sắc lông tương tác bổ sung, cả 2 cặp gen đều nằm trên nhiễm sắc thể thường.
B. Phép lai ở thế hệ P là AaXBY x AaXBXb
C. Trong các cơ thể lông đen ở F1, cá thể đực chiếm tỉ lệ là 1/3.
D. Trong các cơ thể lông nâu ở F1, tỉ lệ cá thể đực là 5/7.
-
Câu 33:
Ở một loài động vật, tính trạng màu lông do gen nằm trên NST giới tính X qui định, tính trạng chiều cao do gen nằm trên NST thường qui định, tính trạng màu mắt do gen nằm trong ti thể qui định. Chuyển nhân từ tế bào của một con đực có màu lông vàng, chân cao, mắt đỏ vào tế bào trứng mất nhân của cơ thể cái lông đỏ, chân thấp, mắt trắng tạo được tế bào chuyển nhân. Tế bào này có thể phát triển thành cơ thể mang kiểu hình là
A. cái, lông vàng, chân cao, mắt trắng.
B. đực, lông vàng, chân cao, mắt trắng.
C. đực, lông vàng, chân thấp, mắt trắng.
D. đực, lông vàng, chân cao, mắt đỏ.
-
Câu 34:
Ở một loài động vật giới đực dị giao tử, tính trạng râu mọc ở cằm do một cặp alen trên NST thường chi phối, tiến hành phép lai P thuần chủng, tương phản được F1 100% con đực có râu và 100% cái không râu, cho F1 ngẫu phối với nhau được đời F2, trong số những con cái 75% không có râu, trong khi đó trong số các con đực 75% có râu. Có bao nhiêu nhận định dưới đây là chính xác?
(1) Tính trạng mọc râu do gen nằm trên NST giới tính chi phối.
(2) Tỉ lệ có râu : không râu cả ở F1 và F2 tính chung cho cả 2 giới là 1:1.
(3) Cho các con cái F2 không râu ngẫu phối với con đực không râu, ở đời sau có 83,33% cá thể không râu.
(4) Nếu cho các con đực có râu ở F2 lai với các con cái không râu ở F2, đời F3 vẫn thu được tỉ lệ 1:1
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 35:
Ở ruồi giấm, tính trạng có râu và không râu do 1 gen có 2 alen quy định. Giao phối giữa 2 con ruồi thuần chủng F1 toàn ruồi có râu. F1 x F1 được F2: 62 ruồi không râu; 182 ruồi có râu, trong đó ruồi không râu toàn con cái. Cho toàn bộ ruồi có râu ở F2 giao phối với nhau thì tỉ lệ ruồi đực có râu so với ruồi không râu ở F3 gấp bao nhiêu lần?
A. 1
B. 2
C. 4
D. 3
-
Câu 36:
Ở một loài động vật, gen A nằm trên NST thường qui định tính trạng màu mắt có 4 alen có quan hệ trội lặn hoàn toàn. Tiến hành hai phép lai như sau:
Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng
(1) Thứ tự từ trội đến lặn là đỏ → nâu →vàng →trắng.
(2) Các cá thể trong hai phép lai P đều mang kiểu gen dị hợp.
(3) F1 trong cả hai phép lai đều có 3 kiểu gen với tỉ lệ 1 : 2 : 1.
(4) Nếu lấy con mắt nâu P phép lai 1 lai với một trong hai con mắt vàng P ở phép lai 2 thì tỉ lệ mắt nâu thu được là 50%.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 37:
Cho cá chép cái lai với cá giếc đực thu được F1 toàn cá có râu. Tiếp tục cho cá F1 giao phối với nhau được F2 cũng toàn cá có râu. Kết quả của phép lai chịu sự chi phối bởi sự di truyền nào?
A. Sự di truyền của gen trên NST thường.
B. Sự di truyền của gen trên NST X.
C. Sự di truyền qua tế bào chất
D. Sự di truyền của gen trên NST Y.
-
Câu 38:
Cho hai phép lai có kết quả sau:
Phép lai 1: P1: cái cá chép có râu x đực cá giếc không râu → F1-1: 100% là cá có râu.Phép lai 2: P2: cái cá chép không râu x đực cá giếc có râu → F1-2: 100% là cá không râu.
Quy luật di truyền của qui luật chi phối thí nghiệm trên.
A. Di truyền liên kết giới tính
B. Di truyền qua tế bào chất
C. Di truyền liên kết không hoàn toàn
D. Tương tác bổ sung
-
Câu 39:
Hai phép lai sau: ♀cá chép có râu x ♂cá diếc không râu → F1 có râu, ♀cá diếc không râu x ♂cá chép có râu → F1 không râu. Mô tả quy luật:
A. Di truyền ngoài nhân
B. Di truyền liên kết
C. Di truyền trội hoàn toàn
D. Tương tác gen
-
Câu 40:
Thuật ngữ dùng để chỉ những điểm giống nhau về mặt di truyền và hình thái giữa các cá thể khác nhau là gì?
A. Con cái
B. Dòng vô tính
C. Giao tử
D. Tế bào
-
Câu 41:
Để biết tính trạng nào là trội, tính trạng nào là lặn, người ta thực hiện cách sau:
A. Cho lai phân tích giữa cơ thể mang tính trạng này với cơ thể mang tính trạng kia
B. Cho lai giữa 2 cơ thể thuần chủng có tính trạng khác nhau, tính trạng nào xuất hiện ở F1 là tính trội
C. Cho các cây thuần chủng tự thụ và theo dõi qua nhiều thế hệ
D. A, B đều đúng
-
Câu 42:
Cho biết một gen quy định một tính trạng, các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường và sự biểu hiện của gen không chịu ảnh hưởng của môi trường. Tính trạng lặn là tính trạng được biểu hiện ở cơ thể có kiểu gen
A. đồng hợp trội.
B. dị hợp
C. đồng hợp lặn.
D. đồng hợp trội và dị hợp
-
Câu 43:
Ở người, kiểu gen HH quy định hói đầu, hh quy định không hói đầu. Đàn ông dị hợp Hh hói đầu, phụ nữ dị hợp Hh không hói. Giải thích nào sau đây là hợp lí?
A. Gen quy định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể giới tính.
B. Gen quy định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường nhưng chịu ảnh hưởng của giới tính
C. Gen quy định tính trạng chịu ảnh hưởng của môi trường
D. Gen quy định tính trạng nằm trong tế bào chất
-
Câu 44:
Điền vào chỗ trống:
"....quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước điều kiện môi trường."
A. Kiểu hình
B. Kiểu gen
C. Tính trạng
D. Số gen
-
Câu 45:
Nhận xét nào đúng khi nói về đặc điểm của mức phản ứng?
A. Do gen quy định
B. Khôngi truyền được
C. Thay đổi theo từng loại tính trạng
D. A và C đúng
-
Câu 46:
Diền thông tin thích hợp vào chỗ trống
Tập hợp ... (1)... của cùng 1 kiểu gen tương ứng với ...(2)... gọi là mức phản ứng của một kiểu gengọi là mức phản ứng của kiểu gen.
A. (1) các kiểu hình; (2) môi trường giống nhau
B. (1) các kiểu hình; (2) các hệ sinh thái khác nhau
C. (1) các kiểu hình; (2) các môi trường khác nhau
D. (1) các kiểu hình; (2) cùng một hệ sinh thái
-
Câu 47:
Nhận định không đúng khi nói về mức phản ứng?
A. Các giống khác nhau có mức phản ứng khác nhau.
B. Tính trạng số lượng thường có mức phản ứng rộng
C. Tính trạng chất lượng thường có mức phản ứng hẹp.
D. Tính trạng chất lượng thường có mức phản ứng rộng.
-
Câu 48:
Nội dung nào sau đây là đúng khi nói về mức phản ứng của kiểu gen?
A. Những tính trạng số lượng thường có mức phản ứng hẹp.
B. Mức phản ứng là những biến đổi do môi trường không phụ thuộc vào kiểu gen.
C. Cùng một kiểu gen, mỗi gen có mức phản ứng khác nhau.
D. Những tính trạng chất lượng thường có mức phản ứng rộng.
-
Câu 49:
Đặc điểm nào sau đây không phải của tính trạng số lượng?
A. Do nhiều gen quy định.
B. Có mức phản ứng hẹp
C. Chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện môi trường.
D. Thường bị chi phối bởi sự tác động cộng gộp của nhiều gen không alen.
-
Câu 50:
Cho các phép lai sau:
(1) Ab/ab x aB/ab
(2) Ab/aB x aB/Ab
(3) AB/ab x Ab/aB
(4) Ab/aB x aB/ab
(5) AB/ab x AB/ab
(6) AB/ab x aB/ab
Trong trường hợp mỗi gen qui định một tính trạng, quan hệ trội lặn hoàn toàn. Có bao nhiêu phép lai ở đời con cho tỉ lệ phân li kiểu hình khác với tỉ lệ kiểu gen?
A. 2
B. 4
C. 3
D. 5