Trắc nghiệm Môi trường và các nhân tố sinh thái Sinh Học Lớp 12
-
Câu 1:
Ứng dụng sự thích nghi của cây trồng đối với nhân tố ánh sáng, người ta đã trồng xen các loại cây theo trình tự sau:
A. cây ưa sáng trồng trước, cây ưa bóng trồng sau.
B. cây ưa bóng trồng trước, cây ưa sáng trồng sau.
C. trồng đồng thời nhiều loại cây.
D. không trồng cả 2 loại cây vào một chỗ.
-
Câu 2:
Nhóm sinh vật nào có giới hạn sinh thái về nhiệt độ rộng nhất?
A. Cá.
B. Lưỡng cư.
C. Bò sát.
D. Thú.
-
Câu 3:
Cho các nhận định về ổ sinh thái:
1. Ổ sinh thái của một loài là nơi ở của loài đó.
2. Ổ sinh thái đặc trưng cho loài.
3. Các loài sống trong một sinh cảnh và cùng sử dụng một nguồn thức ăn thì chúng có xu hướng phân li ổ sinh thái.
4. Kích thước thức ăn, loại thức ăn của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng.
Trong các nhận định trên, có bao nhiêu nhận định đúng?
A. 1
B. 2
C. 4
D. 3
-
Câu 4:
Khoảng giá trị của nhân tố sinh thái gây ức chế hoạt động sinh lí đối với cơ thể sinh vật nhưng chưa gây chết được gọi là
A. khoảng chống chịu.
B. ổ sinh thái.
C. giới hạn sinh thái.
D. khoảng thuận lợi.
-
Câu 5:
Đặc điểm nào sau đây không đúng với cây ưa sáng?
A. Phiến lá mỏng, ít hoặc không có mô giậu, lá nằm ngang.
B. Lá cây có phiến dày, mô giậu phát triển.
C. Mọc nơi quang đãng hoặc ở tầng trên của tán rừng.
D. Lá cây xếp nghiêng so với mặt đất.
-
Câu 6:
Nhân tố nào là nhân tố sinh thái hữu sinh?
A. Độ ẩm.
B. Ánh sáng.
C. Vật ăn thịt.
D. Nhiệt độ.
-
Câu 7:
Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống động vật như thế nào?
A. Hoạt động kiếm ăn, tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật, định hướng di chuyển trong không gian.
B. Ánh sáng đã ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh trưởng, sinh sản của động vật.
C. Ánh sáng ảnh hưởng đến hoạt động kiếm ăn, khả năng sinh trưởng, sinh sản.
D. Ánh sáng ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh trưởng, sinh sản, tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật, định hướng di chuyển trong không gian.
-
Câu 8:
Giới hạn sinh thái là
A. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật có thể tồn tại, phát triển ổn định theo thời gian.
B. khoảng xác định mà ở đó loài sống thuận lợi nhất hoặc sống bình thường nhưng năng lượng bị hao tốn tối thiểu.
C. không chống chịu mà ở đó đời sống của loài ít bất lợi.
D. khoảng cực thuận mà ở đó loài sống thuận lợi nhất.
-
Câu 9:
Cho các nhân tố sau, có bao nhiêu nhân tố sinh thái được xem là nhân tố không phụ thuộc vào mật độ quần thể?
(1) Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong cùng quần thể.
(2) Số lượng kẻ thù ăn thịt trong một quần xã.
(3) Sức sinh sản và mức độ tử vong của quần thể.
(4) Sự phát tán của các cá thể trong quần thể.
(5) Nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng.
A. 2
B. 3
C. 4
D. 1
-
Câu 10:
Cho các yếu tố/cấu trúc/sinh vật sau đây:
(1) Lớp lá rụng nền rừng. (2) Cây phong lan bám trên thân cây gỗ.
(3) Đất. (4) Hơi ẩm.
(5) Chim làm tổ trên cây. (6) Gió.
(7) Nước biển. (8) Con người.
Đối với quần thể cây thông đang sống trên rừng Tam Đảo, có bao nhiêu yếu tố kể trên là yếu tố vô sinh?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 2
-
Câu 11:
Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố vô sinh?
A. Quan hệ cộng sinh.
B. Sinh vật kí sinh – sinh vật chủ.
C. Sinh vật này ăn sinh vật khác.
D. Nhiệt độ môi trường.
-
Câu 12:
Các nhân tố sau đây, nhân tố nào là nhân tố sinh thái vô sinh tác động lên sinh vật?
A. Là các nhân tố sinh thái mà tác động của nó lên sinh vật không bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể.
B. Là các nhân tố sinh thái mà tác động của nó lên sinh vật bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể.
C. Là các yếu tố môi trường không liên quan đến khí hậu, thời tiết…
D. Là các nhân tố sinh thái phụ thuộc vào mật độ quần thể.
-
Câu 13:
Các nhân tố sinh thái được chia thành hai nhóm sau:
A. nhóm nhân tố sinh thái sinh vật và con người.
B. nhóm nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh.
C. nhóm nhân tố sinh thái trên cạn và dưới nước.
D. nhóm nhân tố sinh thái bất lợi và có lợi.
-
Câu 14:
Loài vi khuẩn Rhizobium sống cộng sinh với cây họ Đậu để đảm bảo cung cấp môi trường kị khí cho việc cố định nitơ, chúng có môi trường sống là
A. trên cạn.
B. sinh vật.
C. đất.
D. nước.
-
Câu 15:
Sự khác nhau giữa môi trường nước và môi trường cạn là
A. nước có nhiều khoáng hơn đất.
B. cường độ ánh sáng ở môi trường cạn cao hơn môi trường nước.
C. nồng độ ôxi ở môi trường cạn cao hơn ở môi trường nước.
D. nước có độ nhớt thấp hơn không khí.
-
Câu 16:
Môi trường sống của sinh vật được phân chia theo những kiểu nào sau đây?
I. Đặc trưng và không đặc trưng.
II. Tự nhiên và nhân tạo.
III. Đất, nước, trên cạn và sinh vật.
IV. Tự nhiên và xã hội.
V. Vô sinh và hữu sinh.
A. I, II
B. II, III
C. III, IV
D. IV, V
-
Câu 17:
Môi trường sống của sinh vật gồm có
A. đất – nước – không khí.
B. đất – nước – không khí – sinh vật.
C. đất – nước – không khí – trên cạn.
D. đất – nước – trên cạn – sinh vật.
-
Câu 18:
Nhóm động vật nào không có sự pha trộn máu giàu O2 và máu giàu CO2 ở tim?
A. Lưỡng cư, thú.
B. Cá xương, chim, thú.
C. Lưỡng cư, bò sát, chim.
D. Bò sát (trừ cá sấu), chim và thú.