Trắc nghiệm Hệ sinh thái Sinh Học Lớp 12
-
Câu 1:
Khi nói về lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trong một lưới thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng thường chỉ có 1 loài sinh vật.
B. Trong một lưới thức ăn, động vật ăn thịt thường là bậc dinh dưỡng cấp 1.
C. Hệ sinh thái nhân tạo thường có lưới thức ăn phức tạp hơn hệ sinh thái tự nhiên.
D. Mỗi loài sinh vật có thể thuộc nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau.
-
Câu 2:
Sơ đồ sau đây mô tả lưới thức ăn của một hệ sinh thái trên cạn:
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chuỗi thức ăn dài nhất có 7 mắt xích.
II. Quan hệ giữa loài C và loài E là quan hệ cạnh tranh khác loài.
III. Tổng sinh khối của loài A lớn hơn tổng sinh khối của 9 loài còn lại.
IV. Nếu loài C bị tuyệt diệt thì loài D sẽ bị giảm số lượng cá thể.
A. 1
B. 4
C. 3
D. 2
-
Câu 3:
Trong môi trường sống có một xác chết của sinh vật là xác của một cây thân gỗ. Xác chết của sinh vật nằm trong tổ chức sống nào sau đây?
A. Quần thể
B. Quần xã
C. Vi sinh vật
D. Hệ sinh thái
-
Câu 4:
Hệ sinh thái nào sau đây thường có độ đa dạng loài cao nhất?
A. Rừng rụng lá ôn đới. B. Rừng mưa nhiệt đới. C. Rừng lá kim phương Bắc. D. Đồng rêu hàn đới.
A. A. Rừng rụng lá ôn đới.
B. B. Rừng mưa nhiệt đới.
C. C. Rừng lá kim phương Bắc
D. D. Đồng rêu hàn đới.
-
Câu 5:
Một trong những đặc điểm của khu sinh học rừng lá rộng rụng theo mùa là
A. nhóm thực vật chiếm ưu thế là rêu, cỏ bông.
B. khu hệ động vật khá đa dạng nhưng không có loài nào chiếm ưu thế.
C. khí hậu lạnh quanh năm, cây lá kim chiếm ưu thế.
D. kiểu rừng này tập trung nhiều ở vùng xích đạo, nơi có nhiệt độ cao, lượng mưa nhiều.
A. A. nhóm thực vật chiếm ưu thế là rêu, cỏ bông.
B. B. khu hệ động vật khá đa dạng nhưng không có loài nào chiếm ưu thế.
C. C. khí hậu lạnh quanh năm, cây lá kim chiếm ưu thế.
D. D. kiểu rừng này tập trung nhiều ở vùng xích đạo, nơi có nhiệt độ cao, lượng mưa nhiều.
-
Câu 6:
Theo chiều ngang khu sinh học biển được phân thành:
A. vùng trên triều và vùng triều
B. vùng thềm lục địa và vùng khơi
C. vùng nước mặt và vùng nước giữa
D. vùng ven bờ và vùng khơi
-
Câu 7:
Lưới thức ăn và bậc dinh dưỡng được xây dựng nhằm:
A. mô tả quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã
B. mô tả quan hệ dinh dưỡng giữa các sinh vật cùng loài trong quần xã
C. mô tả quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần thể
D. mô tả quan hệ dinh dưỡng và nơi ở giữa các loài trong quần xã
-
Câu 8:
Hệ sinh thái nào sau đây cần bón thêm phân, tưới nước và diệt cỏ dại:
A. hệ sinh thái nông nghiệp
B. hệ sinh thái ao hồ
C. hệ sinh thái trên cạn
D. hệ sinh thái savan đồng cỏ
-
Câu 9:
Đồng ruộng, hồ nước, rừng trồng, thành phố, … là những ví dụ về:
A. hệ sinh thái trên cạn
B. hệ sinh thái nước ngọt
C. hệ sinh thái tự nhiên
D. hệ sinh thái nhân tạo
-
Câu 10:
Điểm giống nhau giữa hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo là:
A. có đặc điểm chung về thành phần cấu trúc
B. có đặc điểm chung về thành phần loài trong hệ sinh thái
C. điều kiện môi trường vô sinh
D. tính ổn định của hệ sinh thái
-
Câu 11:
Trong hệ sinh thái có những mối quan hệ sinh thái nào?
A. Chỉ có mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau
B. Mối quan hệ qua lại giữa các sinh vật với nhau và tác động qua lại giữa các sinh vật với môi trường
C. Mối quan hệ qua lại giữa các sinh vật cùng loài và sinh vật khác loài với nhau
D. Mối quan hệ qua lại giữa các sinh vật cùng loài với nhau và tác động qua lại giữa các sinh vật với môi trường
-
Câu 12:
Đối với các hệ sinh thái nhân tạo, tác động nào sau đây của con người nhằm duy trì trạng thái ổn định của nó:
A. không được tác động vào các hệ sinh thái
B. bổ sung vật chất và năng lượng cho các hệ sinh thái
C. bổ sung vật chất cho các hệ sinh thái
D. bổ sung năng lượng cho các hệ sinh thái
-
Câu 13:
Ao, hồ trong tự nhiên được gọi đúng là:
A. hệ sinh thái nước đứng
B. hệ sinh thái nước ngọt
C. hệ sinh thái nước chảy
D. hệ sinh thái tự nhiên
-
Câu 14:
Bể cá cảnh được gọi là:
A. hệ sinh thái nhân tạo
B. hệ sinh thái “khép kín”
C. hệ sinh thái vi mô
D. hệ sinh thái tự nhiên
-
Câu 15:
Thành phần hữu sinh của một hệ sinh thái bao gồm:
A. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải
B. sinh vật sản xuất, sinh vật ăn thực vật, sinh vật phân giải
C. sinh vật ăn thực vật, sinh vật ăn động vật, sinh vật phân giải
D. sinh vật sản xuất, sinh vật ăn động vật, sinh vật phân giải
-
Câu 16:
Các kiểu hệ sinh thái trên Trái Đất được phân chia theo nguồn gốc bao gồm:
A. hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước
B. hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo
C. hệ sinh thái nước mặn và hệ sinh thái nước ngọt
D. hệ sinh thái nước mặn và hệ sinh thái trên cạn
-
Câu 17:
Sinh vật sản xuất là những sinh vật:
A. phân giải vật chất (xác chết, chất thải) thành những chất vô cơ trả lại cho môi trường
B. động vật ăn thực vật và động vật ăn động vật
C. có khả năng tự tổng hợp nên các chất hữu cơ để tự nuôi sống bản thân
D. chỉ gồm các sinh vật có khả năng hóa tổng hợp
-
Câu 18:
Hệ sinh thái là gì?
A. bao gồm quần xã sinh vật và môi trường vô sinh của quần xã
B. bao gồm quần thể sinh vật và môi trường vô sinh của quần xã
C. bao gồm quần xã sinh vật và môi trường hữu sinh của quần xã
D. bao gồm quần thể sinh vật và môi trường hữu sinh của quần xã
-
Câu 19:
Trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu không đúng khi nói về thành phần hữu sinh của hệ sinh thái?
I. Thực vật là nhóm sinh vật duy nhất có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ.
II. Tất cả các loài vi khuẩn đều là sinh vật phân giải, chúng có vai trò phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ.
III. Nấm hoại sinh là nhóm sinh vật có khả năng phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ.
IV. Sinh vật tiêu thụ gồm các động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật và các vi khuẩn.
V. Sinh vật phân giải chủ yếu là các vi khuẩn, nấm, một số loài động vật có xương sống.A. 1
B. 2
C. 4
D. 3
-
Câu 20:
Ở hệ sinh thái dưới nước, các loài giáp xác ăn thực vật phù du, trong đó sinh khối của quần thể giáp xác luôn lớn hơn sinh khối của quần thể thực vật phù du nhưng giáp xác vẫn không thiếu thức ăn. Nguyên nhân vì
A. thực vật phù du có chu trình sống ngắn, tốc độ sinh sản nhanh.
B. thực vật phù du chứa nhiều chất dinh dưỡng cho nên giáp xác sử dụng rất ít thức ăn.
C. giáp xác sử dụng thức ăn tiết kiệm nên tiêu thụ rất ít thực vật phù du.
D. giáp xác là động vật tiêu thụ nên luôn có sinh khối lớn hon con mồi.
-
Câu 21:
Cho các phát biểu sau về cấu trúc của lưới thức ăn trong hệ sinh thái:
I. Mỗi hệ sinh thái có một hoặc nhiều lưới thức ăn.
II. Cấu trúc của lưới thức ăn luôn được duy trì ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện sống.
III. Khi bị mất một mắt xích nào đó, cấu trúc của lưới thức ăn vẫn không thay đổi.
IV.Lưới thức ăn càng đa dạng thì có tính ổn định của hệ sinh thái càng cao.
V. Mỗi bậc dinh dưỡng trong lưới thức ăn chỉ bao gồm một loài.
VI. Tổng năng lượng của các bậc dinh dưỡng phía sau luôn nhỏ hơn năng lượng của bậc dinh dưỡng phía trước.
VII. Trong quá trình diễn thế sinh thái, lưới thức ăn của quần xã được hình thành sau luôn phức tạp hơn quần xã được hình thành trước.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 22:
Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng đối vói sự trao đổi vật chất trong hệ sinh thái?
I. Trong hệ sinh thái, mỗi loài sinh vật chỉ có thể tham gia vào một chuỗi thức ăn.
II. Trong chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật ăn mùn bã thì không có sự tham gia của sinh vật sản xuất.
III. Chuỗi thức ăn trên cạn thường có số bậc dinh dưỡng nhiều hơn so vói chuỗi thức ăn dưới nước.
IV. Bậc dinh dưỡng cấp cao nhất là bậc dinh dưỡng có tồng năng lượng lớn nhất trong hệ sinh thái.
V. Sinh vật tiêu thụ bậc cao nhất luôn đứng cuối cùng trong chuỗi thức ăn.A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 23:
Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu là điểm khác nhau của hệ sinh thái nhân tạo so với hệ sinh thái tự nhiên:
I. Hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng sinh học cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.
II. Hệ sinh thái nhân tạo là một hệ mở còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ khép kín.
III. Để duy trì trạng thái ổn định của hệ sinh thái nhân tạo, con người thường bổ sung vật chất và năng lượng cho chúng, còn hệ sinh thái tự nhiên thì không cần bổ sung.
IV. Hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so vói hệ sinh thái tự nhiên do có sự can thiệp của con người.
V. Hệ sinh thái nhân tạo thường có chuỗi thức ăn ngắn và lưới thức ăn đơn giản hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.A. 5
B. 3
C. 2
D. 4
-
Câu 24:
Có bao nhiêu phát biểu sau đây về hệ sinh thái nông nghiệp là đúng?
I. Hệ sinh thái nông nghiệp thường có khả năng tự điều chỉnh thấp và lưới thức ăn kém đa dạng.
II. Để duy trì tính ổn định của hệ sinh thái nông nghiệp, con người cần bón thêm phân, tưới nước và diệt cỏ.
III. Hệ sinh thái nông nghiệp là một hệ sinh thái mở và có năng suất sinh học cao.
IV. Hệ sinh thái nông nghiệp tồn tại hoàn toàn dựa vào sự cung cấp vật chất và năng lượng từ con người.A. 1
B. 2
C. 3
D. 0
-
Câu 25:
Có bao nhiêu phát biểu sau đây về các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái là không đúng?
I. Sinh vật phân giải bao gồm các loài sinh vật sống hoại sinh như nấm và các loài vi khuẩn hóa tự dưỡng.
II. Sinh vật sản xuất chỉ bao gồm những loài sinh vật có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ.
III. Sinh vật tiêu thụ gồm chủ yếu là các loài động vật ăn động vật, động vật ăn thực vật.
IV. Thành phần vô sinh của hệ sinh thái chỉ bao gồm các chất vô cơ và các yếu tố khí hậu.A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 26:
Xét các mối quan hệ sinh thái giữa các loài sau đây:
I. Một số loài tảo nước ngọt nở hoa cùng sống trong một môi trường với các loài cá tôm.
II. Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng.
III. Loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn.
IV. Dây tơ hồng sống trên tán các cây trong rừmg.
V. Trùng roi sống trong ruột mối.
Trong mối quan hệ trên, có bao nhiêu mối quan hệ không gây hại cho các loài tham gia?A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 27:
Trong hệ sinh thái dưới nước, sản lượng sinh vật sơ cấp của thực vật nổi cao hơn thực vật sống ở lớp dưới đáy sâư chủ yếu là do
A. thực vật nổi tiếp nhận nhiều oxi và không khí hơn.
B. thực vật ở dưới đáy bị các loài cá và các loài động vật lớn sử dụng nhiều hơn.
C. thực vật nổi tiếp nhận được nhiều năng lượng ánh sáng mặt trời hơn.
D. thực vật nổi ít bị các loài khác sử dụng làm thức ăn hơn.
-
Câu 28:
Trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu không đúng khi nói về thành phần hữu sinh của hệ sinh thái?
I. Thực vật là nhóm sinh vật duy nhất có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ.
II. Tất cả các loài vi khuẩn đều là sinh vật phân giải, chúng có vai trò phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ.
III. Nấm hoại sinh là nhóm sinh vật có khả năng phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ.
IV. Sinh vật tiêu thụ gồm các động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật và các vi khuẩn.
V. Sinh vật phân giải chủ yếu là các vi khuẩn, nấm, một số loài động vật có xương sống.A. 1
B. 2
C. 4
D. 3
-
Câu 29:
Trong chu trình sinh địa hóa, cacbon đi từ môi trường ngoài vào quần xã sinh vật thông qua hoạt động của nhóm
A. sinh vật sản xuất.
B. sinh vật tiêu thụ bậc 1.
C. sinh vật phân giải.
D. sinh vật tiêu thụ bậc 2.
-
Câu 30:
Trong chu trình sinh địa hóa, nitơ từ trong cơ thể sinh vật truyền trở lại môi trường không khí dưới dạng nitơ phân tử (N2) thông qua hoạt động của nhóm sinh vật nào trong các nhóm sau đây?
A. Vi khuẩn phản nitrat hóa.
B. Động vật đa bào.
C. Vi khuẩn cố định nitơ.
D. Cây họ đậu.
-
Câu 31:
“Lúa Chiêm lấp ló đầu bờ - Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”. Ý nghĩa của câu ca dao có liên quan đến một phần chu trình vật chất nào sau đây?
A. Chu trình oxy
B. Chu trình ni tơ
C. Chu trình nước
D. Chu trình phospho
-
Câu 32:
Trong chu trình cacbon trong một hệ sinh thái, nguyên tố cacbon đã đi từ ngoài vào cơ thể sinh vật bằng phương thức nào?
A. Quang hóa
B. Phân giải
C. Đồng hóa
D. Dị hóa
-
Câu 33:
Chu trình sinh địa hóa của một hệ sinh thái có liên quan đến yếu tố vô cơ cũng như hữu cơ của hệ sinh thái đó, trong các chu trình đó đặc điểm nào sau đây hoàn toàn không được nhắc tới?
A. Sự chuyển hóa các chất từ hữu cơ thành vô cơ và ngược lại.
B. Con đường vật chất từ ngoài vào cơ thể.
C. Con đường vật chất từ cơ thể ra môi trường.
D. Chu trình năng lượng trong hệ sinh thái.
-
Câu 34:
Hệ sinh thái tự nhiên có cấu trúc ổn định và hoàn chỉnh vì:
A. Luôn giữ vững cân bằng
B. Có nhiều chuỗi và lưới thức ăn
C. Có cấu trúc lớn nhất
D. Có chu trình tuần hoàn vật chất
-
Câu 35:
Chu trình cacbon trong sinh quyển
A. liên quan tới các yếu tố vô sinh của hệ sinh thái.
B. gắn liền với toàn bộ vật chất trong hệ sinh thái.
C. là quá trình tái sinh một phần vật chất của hệ sinh thái.
D. là quá trình tái sinh một phần năng lượng của hệ sinh thái.
-
Câu 36:
Chất nào sau đây đại diện cho chu trình các chất lắng đọng?
A. Nước.
B. Cácbon.
C. Nitơ.
D. Phốtpho.
-
Câu 37:
Để cải tạo đất nghèo đạm, người ta thường trồng những cây nào đầu tiên trong số các cây trồng sau đây?
A. Cây họ đậu.
B. Cây khoai lang.
C. Cây dứa.
D. Cây chuối.
-
Câu 38:
Nitơ từ xác sinh vật trở lại môi trường đất, nước thông qua hoạt động
A. phân giải chất hữu cơ của vi khuẩn, nấm…
B. thông qua quá trình hô hấp ở động vật.
C. thông qua quá trình hô hấp ở sinh vật.
D. thông qua quá trình quang hợp ở thực vật.
-
Câu 39:
Ý có nội dung sai khi nói về chu trình nước là
A. nước không chỉ điều hoà khí hậu cho toàn cầu mà còn cung cấp nước cho sự phát triển của sinh giới.
B. trên lục địa nước phân bố không đều, nhiều vùng rộng lớn, nhiều tháng nhiều năm không đủ nước và ngược lại.
C. Trên Trái Đất nước luôn duy trì một trạng thái tồn tại của mình (rắn hoặc lỏng hoặc khí) làm cho không khí được điều hoà.
D. nước mưa trở lại khí quyển dưới dạng hơi nước thông qua hoạt động thoát hơi nước của lá cây và bốc hơi nước trên mặt đất.
-
Câu 40:
Trong chu trình cacbon, sau khi cacbon đi vào chu trình dưới dạng CO2 qua quá trình quang hợp, thì cacbon lại được trở lại thành CO2 ở cơ thể sinh vật nhờ quá trình
A. quang hợp.
B. cháy.
C. hô hấp tế bào và cháy.
D. hô hấp tế bào.
-
Câu 41:
Ý có nội dung sai khi nói về chu trình cacbon là
A. CO2 tham gia vào chu trình cacbon qua quá trình quang hợp.
B. CO2 tham gia vào chu trình cacbon qua quá trình hô hấp.
C. CO2 được tạo ra qua quá trình hô hấp, sản xuất, giao thông vận tải.
D. trong bầu khí quyển, CO2 khá ổn định hàng triệu năm nay.
-
Câu 42:
Nguồn cacbon là CO2 từ khí quyển đi vào chu trình cacbon thông qua hoạt động
A. hô hấp ở thực vật.
B. quang hợp ở thực vật.
C. hô hấp ở động vật.
D. hô hấp và quan hợp ở thực vật.
-
Câu 43:
Trong chu trình cacbon, cacbon đi vào chu trình dưới dạng
A. cacbohiđrat trong các loại ngũ cốc.
B. cacbonđiôxit (CO2) từ không khí.
C. vitamin trong các loại hoa quả.
D. prôtêin trong các loại trứng, sữa.
-
Câu 44:
Quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã cho chúng ta biết
A. sự phụ thuộc về thức ăn của động vật vào thực vật.
B. sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng và của quần xã.
C. dòng năng lượng trong quần xã.
D. mức độ gần gũi giữa các loài trong quần xã.
-
Câu 45:
Cacbon đi vào chu trình cácbon dưới dạng
A. cácbon điôxít (CO2) thông qua quang hợp.
B. ôxít cácbon (CO) thông qua quang hợp.
C. cácbon điôxít (CO2) thông qua quá trình hô hấp.
D. ôxít cácbon (CO) thông qua quá trình hô hấp.
-
Câu 46:
Một chu trình sinh địa hoá gồm các phần nào trong các phần sau đây?
A. Tổng hợp các chất, phân giải và lắng đọng một phần đặc biệt là các chất khó tiêu trong đất và trong nước.
B. Tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, phân giải các chất hữu cơ có ở trong đất, nước.
C. Tổng hợp các chất, phân giải các chất sau đó được lắng đọng hoàn toàn trong đất và nước.
D. Tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, phân giải và lắng đọng một phần vật chất trong đất, nước.
-
Câu 47:
Thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng
A. NO2, N2.
B. NO3ˉ, NH4+.
C. NH3, N2.
D. NO2, NH3.
-
Câu 48:
Nồng độ CO2 trong bầu khí quyển tăng lên là một trong những nguyên nhân gây ra
A. hiệu ứng nhà kính, làm cho nhiệt độ bề mặt Trái Đất tăng lên, dẫn đến hiện tượng lũ lụt.
B. hiệu ứng nhà kính, làm cho nhiệt độ bề mặt Trái Đất giảm đi, dẫn đến hiện tượng hạn hán.
C. sự rối loạn chu trình tuần hoàn nước, làm suy giảm nghiêm trọng nguồn nước sạch trên Trái Đất.
D. sự rối loạn chu trình nitơ, ảnh hưởng tới quá trình tổng hợp đạm bằng con đường sinh học trên Trái Đất.
-
Câu 49:
Nhận định nào dưới đây chưa đúng?
A. hệ sinh thái là sự thống nhất của quần xã sinh vật với môi trường mà nó tồn tại.
B. dòng năng lượng trong hệ sinh thái giảm dần qua các bậc dinh dưỡng.
C. hệ sinh thái là một cấu trúc hoàn chỉnh của tự nhiên, là một hệ thống kín và tự điều chỉnh.
D. hệ sinh thái nhân tạo do con người tạo ra và phục vụ cho mục đích của con người.
-
Câu 50:
Ở hệ sinh thái dưới nước, các loài giáp xác ăn thực vật phù du, trong đó sinh khối của quần thể giáp xác luôn lớn hơn sinh khối của quần thể thực vật phù du nhưng giáp xác vẫn không thiếu thức ăn. Nguyên nhân là vì:
A. giáp xác sử dụng thức ăn tiết kiệm nên tiêu thụ rất ít thực vật phù du.
B. giáp xác là động vật tiêu thụ nên luôn có sinh khối lớn hơn con mồi.
C. thực vật phù du có chu trình sống ngắn, tốc độ sinh sản nhanh.
D. thực vật phù du chứa nhiều chất dinh dưỡng cho nên giáp xác sử dụng rất ít thức ăn.